Du lịch giữa mùa dịch: Về Lâm Đồng ghé thác Đambri, nghe truyền thuyết về mối tình đẹp

Thác Đambri cách thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng khoảng 18km theo hướng Đông Bắc. Để đến thác, du khách chạy qua con đường uốn lượn với hai bên là những đồi chè và cà phê xanh ngát trước khi vỡ òa bởi dòng nước trắng xóa từ trên cao đổ xuống như một dải lụa nằm vắt trên vách đá cheo leo giữa lưng chừng núi và cỏ hoa.

Dường như những địa danh nổi tiếng như ngọn núi, thác nước, thung lũng… trên địa bản tỉnh Lâm Đồng đều gắn liền với những huyền thoại, truyền thuyết, những câu chuyện tình lãng mạn nhưng buồn thảm, bi thương. Thác Đambri cũng ẩn chứa một câu chuyện tình buồn của cặp đôi miền sơn cước.

Theo truyền thuyết, thuở xưa, khi nơi đây chỉ có những bộ lạc người đồng bào dân tộc ít người sinh sống, trong bộ lạc có một đôi trai tài gái sắc yêu thương nhau và thường hay đến bên thác nước để hò hẹn. Chàng trai tên là K’Đam còn nàng là Bri. Bất hạnh xảy ra khi họ không thể chung sống cùng với nhau vì những tranh chấp, xung đột giữa hai bộ tộc.

Một góc thác Đambri

Một ngày nọ, vì buồn cho số phận không lấy được người mình yêu, K’Đam lặng lẽ rời bỏ buôn làng đi sâu vào rừng. Nghe tin, Bri vội vã đi tìm chàng, vượt bao cánh rừng và suối, qua bao con trăng và những mùa rẫy, nàng cứ đi tìm hoài tìm mãi nhưng vẫn không thấy người yêu.

Trong nỗi thất vọng, Bri trở về ngồi khóc trong rừng gần buôn làng, than khóc đợi chờ, hi vọng chàng trở về. Nhưng nàng cứ khóc mãi đến khi lệ chảy dài tạo thành dòng suối trở thành thác nước như hiện nay.

Từ đó vì thương cảm và tưởng nhớ tình yêu chung thủy của đôi trai gái, dân làng hai bộ tộc đã đặt tên dòng thác là Đambri.

Nguyễn Trí


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn