Du lịch giữa mùa dịch: Chùa Bà Thiên Hậu tĩnh lặng giữa trung tâm TPHCM

Chùa Bà Thiên Hậu nằm trên một trong những trục đường chính của Chợ Lớn nhộn nhịp các hoạt động mua bán. Tuy nhiên, khi đặt chân đến chùa Thiên Hậu, sự êm ả, yên tĩnh của ngôi chùa này khiến tôi bất ngờ.

Nhang vòng tỏa hương thơm trong Chùa Bà Thiên Hậu.

 

Chỉ cách mặt đường một khoảng sân nhỏ, nhưng bên trong chùa Thiên Hậu khác hẳn sự ầm ĩ xung quanh nó. Ngôi chùa này nổi tiếng với những nén nhang vòng treo dưới nắng, tỏa khói thơm trong không gian.

Những khung cảnh này tôi đã xem từ lâu trên tranh ảnh, tuy nhiên hôm nay được chứng kiến tận mắt, tôi cũng không tránh khỏi ngỡ ngàng vì nét đẹp nơi đây.

Chùa được xây dựng theo phong cách đặc trưng của người Hoa, theo lối kiến trúc tam quan, cách điệu, với cửa vào ở chính giữa và hai hành lang hai bên, giữa các điện là những khoảnh sân ngập nắng. Màu sắc trong chùa khiến tôi mê mẩn, ngoài màu đỏ dĩ nhiên phải có, hai mảng tường phủ kín giấy hồng rực ghi tên và số tiền quyên góp của người dân, trên mái là những phù điêu gốm màu xanh lam, xanh ngọc được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ, mô tả lại đời sống người Hoa.

Chùa được xây dựng theo phong cách đặc trưng của người Hoa.

 

Trên mái là những phù điêu gốm màu xanh lam, xanh ngọc được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ.

Khi ai đó đến dâng lễ cho Bà Thiên Hậu, dù to hay nhỏ, cũng sẽ có người đánh một hồi trống. Theo quan niệm từ xa xưa, trống là loại pháp khí dùng để làm hiệu lệnh báo thời gian sớm tối. Ngày nay, tại các đình chùa, trống được sử dụng giúp con người tự mình cảm nhận và lắng nghe những cạm bẫy cám dỗ, lòng tham ghen ghét trong cuộc sống. Không những thế, tiếng trống còn được coi như 1 phần sức mạnh tâm linh, giúp cho các linh hồn được siêu thoát. Vì thế mà mỗi hồi trống vang lên lại khiến người ta an yên hơn chút.

Trần Quang Duy


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.
5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn