Du lịch giữa mùa dịch: Về Bắc Giang xem gốm làng Ngòi

Gốm làng Ngòi, Bắc Giang vốn đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng mới được gầy dựng lại cách đây gần 20 năm. Gốm ở đây lại mang đậm phong cách dân gian với những họa tiết dung dị, trang nhã, gợi lên phong cảnh của làng quê, nơi hội họp, nét sinh hoạt…. đặc trưng của người dân, đó là điểm độc đáo và là niềm tự hào của người Bắc Giang.

Làng Ngòi nằm tại xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Khi nhắc đến gốm làng Ngòi, thì phải nhắc đến người đã tái sinh dòng gốm này, đó là họa sĩ, nghệ nhân Lưu Xuân Khuyến (sinh năm 1977).

 

Họa sĩ, nghệ nhân Lưu Xuân Khuyến (sinh năm 1977), ông là người đã tái sinh dòng gốm làng Ngòi.

Ông Khuyến sinh ra và lớn lên tại chính làng Ngòi này. Ông đã dùng cả tuổi trẻ của mình để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm ở khắp các lò gốm từ Bắc vào Nam trước khi dừng chân lập nghiệp trên chính mảnh đất của quê hương mình.

Sở hữu nét văn hoá dân gian rất cổ truyền, gốm Làng Ngòi cuốn hút người xem bởi nét mộc mạc, dân dã nhưng vô cùng độc đáo ở họa tiết trang trí. Gốm làng Ngòi được trang trí bằng hoạ tiết hoa văn đắp nổi, do chính đôi bàn tay của các nghệ nhân gốm nơi đây tạo nên.

Tôi được biết những tác phẩm gốm trang trí tại làng Ngòi được tạo ra từ đất sét đỏ nghiền lọc kỹ càng. Đặt biệt với những bức tranh gốm, nguyên liệu đất lại càng phải được lựa chọn và xử lý khắt khe hơn, để chúng không lẫn tạp chất, tránh cho tranh bị nổ, vỡ trong quá trình nung sau này.

 

Một bức tranh được làm từ gốm.

Và để làm nên một bức tranh gốm, trước hết đất phải được rải ra và làm nhẵn, phẳng bề mặt để chuẩn bị cho công đoạn can hình. Từ bản vẽ mẫu, nghệ nhân uyển chuyển khắc họa từng đường nét nhằm tạo nên những vết hằn lên đất, tạo hình cho tranh.

Những hình ảnh giản đơn được khắc họa đầy chân thực như nét sinh hoạt đời thường, hoạt động canh tác nông nghiệp, đến những phong tục, lễ hội dân gian… đều được tái hiện một cách khéo léo trong các tác phẩm gốm.

Bên cạnh đó, những bức tranh sau khi hoàn thiện sẽ được cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ, rồi để khô tự nhiên vài ngày. Sau đó, những nghệ nhân thổi hồn vào các tác phẩm bằng nhiều màu sắc sinh động.

 

Cảnh quan về làng được tái hiện trong bức tranh bằng gốm.

Mất đến hàng tháng với nhiều công đoạn khác nhau để làm ra một tác phẩm tranh gốm. Mỗi sản phẩm của người nghệ nhân làng Ngòi đều là sự kết tinh của niềm đam mê nghệ thuật, sự cần mẫn cùng tình yêu quê hương, đất nước, yêu nền văn hóa dân gian thấm đượm tính mộc mạc, dân dã, bình dị… Tất cả tạo nên một cảm giác gần gũi cho người chiêm ngưỡng.

Tôi thường ví von gốm làng Ngòi như một loại hình nghệ thuật tự do và thoáng đãng, bởi nó không bị gò bó ở những cái bình, cái lu hay chậu… mà nó còn xuất hiện ngay cả trên tường, trên bàn, nơi thờ tự đến không gian công cộng như sân vườn, đường làng…

“Đất chẳng phụ lòng người”, chính niềm say mê với đất cùng sự đúc kết những tinh hoa trong nghệ thuật chế tác, các nghệ nhân làng Ngòi đã tạo nên một dòng gốm riêng mà không loại hình nào có thể trộn lẫn.

Dưới đây là một số tác phẩm gốm làng Ngòi, Bắc Giang

Lê Thanh Lượng


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.
5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn