Đến Cao Bằng khám phá thác Bản Giốc, suối Lê Nin, động Ngườm Ngao, đèo Mẻ Pia và núi Mắt Thần

Thác Bản Giốc, suối Lê Nin, động Ngườm Ngao, đèo Mẻ Pia và núi Mắt Thần là 5 điểm đến thu hút du khách khi du lịch tới Cao Bằng.

 

 

Cao Bằng có gì đẹp? Khi tận mắt chiêm ngưỡng 5 địa điểm ở Cao Bằng trong video review dưới đây, tôi tin chắc bạn sẽ “xiêu lòng” và muốn đến mảnh đất địa linh nhân kiệt này thêm nhiều lần nữa.

 

 

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc vốn dĩ là một địa danh du lịch được đông đảo khách du lịch quan tâm, thuộc quần thể Công viên Địa chất Toàn cầu Cao Bằng được UNESCO công nhận trên toàn cầu.

 

Thác Bản Giốc. Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Nằm ở vị trí xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cùng với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, thác Bản Giốc nghiễm nhiên trở thành thác nước kỳ vĩ và đẹp nhất Việt Nam.

 

Suối Lê Nin

Khách du lịch Thác Bản Giốc thường tiện ghé qua thăm suối Lê Nin – con suối trong xanh, mát lành và được ví như trái tim xanh của núi rừng Pác Bó – Cao Bằng.

Suối Lê Nin mà một trong số những cái tên nổi bật thu hút được đông đảo khách du lịch thập phương. Đây là một địa danh lịch sử nổi tiếng của đất nước ta, đi vào từng câu thơ, tiếng hát như một biểu tượng của miền biên viễn.

 

Động Ngườm Ngao

Bước vào trong động, cảnh quan thiên nhiên với nhiều khối nhũ đá lạ mắt sẽ làm du khách cảm thấy choáng ngợp. Vô vàn măng đá mọc từ dưới lên, nhũ đá từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dạng, phản chiếu ánh sáng lung linh, huyền ảo. Đặc biệt nhũ đá trong động có màu khác hẳn với những hang động ở địa phương khác bởi lượng canxi pha nhiều tạp chất.

Đèo Mẻ Pia

Đèo Mẻ Pia có 14 tầng dốc, với những khúc cua tay áo, đường đi khúc khuỷu. Trong lớp mây trắng bồng bềnh, cung đường đèo Mẻ Pia hiện ra uốn lượn, với những khúc cua xếp tầng tầng lớp lớp trông như những nấc thang thiên đàng. Sự hùng vĩ của cảnh quan thiên nhiên vùng núi Đông Bắc, đem lại cho tôi sự tò mò và thích thú.

 

Núi mắt thần

Núi Mắt Thần nằm gọn trong lòng thung lũng giữa quần thể hồ Thang Hen của Công viên địa chất non nước Cao Bằng. Với cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng ấy, nơi đây đã trở thành một trong những điểm đến mới lạ được giới trẻ yêu thích trong thời gian gần đây và được ưu ái đặt cho cái tên “tuyệt tình cốc” – chốn thâm sơn cùng cốc nhưng cảnh sắc đẹp tuyệt trần.

 

Kỳ Mavis


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.
5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn