Câu chuyện du lịch: Tôi đi coi hát bội

rước dịch, tôi có dịp đi coi hát bội. Thật vui khi tìm lại không khí của tuổi ấu thơ lúc náo nức theo cha đến rạp hát hay sân đình xem loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Thời xa xưa, dân gian còn lan truyền câu ca để nói về thời kỳ lừng lẫy của sân khấu hát bội:

“Hát bội làm tội người ta

Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con…”

Chắc ông bà ngày xưa mê đào kép còn hơn các cuồng fan bây giờ nhỉ?

Đến thời mà tôi học lớp 5, lớp 6 được đi xem hát bội rồi cải lương, tuồng cổ, mọi người vẫn còn quan tâm các loại hình nghệ thuật này lắm. Có lẽ thời bấy giờ, ngoài việc cả nhà hay cả xóm quây quần bên cái ti vi nhỏ xíu xem như “nuốt” mọi thứ diễn ra trong cái máy kỳ diệu ấy, thì đi đến rạp xem các vở diễn là một thú vui xa xỉ và đáng tự hào!

Thế mà có đến vài chục năm gần đây, ít ai nghĩ đến việc thảnh thơi tối tối rủ nhau đi xem hát. Phim ảnh, video clip các show trên internet đầy ra, sợ không có giờ xem thôi. Mà rồi xã hội sống nhanh, sống gấp quá, lo tiến lên phía trước còn không kịp thời gian làm sao tìm về tích xưa, tuồng cũ mà chiêm nghiệm các triết lý có vẻ lạc hậu nữa… Cứ thế, nghệ thuật truyền thống trong đó có hát bội dần bị mai một… Buồn hén?

Chụp ảnh lưu niệm với các nghệ nhân.

Nói xíu cho mọi người hiểu sơ về hát bội. Cái tên hát bội xuất phát từ việc người xưa thấy các diễn viên phải bội (đắp, gắn thêm) lên người cờ phướn, mủ mão cầu kỳ. Nhưng trong cung đình thời phong kiến xưa kiêng kỵ từ bội vì nó có trong từ bội ơn, bội nghĩa nên đổi “bội” thành “bộ”. Từ đó, nghệ thuật hát bội còn có tên là hát bộ, ý muốn nói là các diễn viên hát phải kèm các cử chỉ, điệu bộ để lột tả vai diễn.

Điều đặc biệt nhất và gần như là điểm để nhận biết và phân biệt hát bội với các nghệ thuật khác đó là việc diễn viên mặc trang phục, trang sức và trang điểm vô cùng cầu kỳ, khác lạ và đặc trưng.

Cách trang điểm, tô vẽ trên gương mặt, từ hình dáng đến màu sắc, cả trang phục, điệu bộ, cử chỉ đều được quy định rõ ràng. Người xem chỉ cần nhìn vào nhân vật là có thể biết được diễn viên diễn vai gì.

Học cách phi ngựa.

Đặc điểm tiếp theo là mọi hành động, lời ca trong hát bội đều được diễn xuất rất bi hùng, oai phong lẫm liệt dù là bất cứ vai nào, mang tính ước lệ cao.

Và giờ hát bội muốn bảo tồn và thử sức trong việc đổi mới thử nghiệm để đến gần với khán giả. Tôi đi xem hát bội và cảm xúc dâng trào, phần vì kỷ niệm ùa về, phần khán với đa số là trẻ tuổi.

Đi xem hát bội, thấy người ta vẽ lên khuôn mặt cái mặt nạ để diễn mà sướng. Trên sân khấu hát bội, xấu tốt rõ ràng, ít nhất là qua qui ước của hoá trang; cảm xúc cũng qua điệu bộ mà tuôn chảy, thăng hoa…

Tin tôi đi, đi coi hát bội thư giãn lắm dù nó có vẻ xưa xưa nhưng ít ra ta cũng tự an ủi khi đích thân được nhập vai vị tướng nào đó, được học cách phi ngựa, múa kiếm ước lệ… có dịp tìm hiểu về nhân tướng học qua cách hoá trang nhân vật và nhiều hơn thế nữa.

Phan Yến Ly

Video của Nguyễn Nam: Một buổi xem hát bội tại Vĩnh Long

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn