Câu chuyện du lịch: Những dấu chân thầm lặng mùa dịch

Bên cạnh lực lượng y bác sĩ, nhân viên y tế, các tình nguyện viên nơi tuyến đầu; các chiến sĩ trẻ giúp dân gặt lúa hay nghĩa tình của rất nhiều nhà hảo tâm chung tay vì cộng đồng còn có hình ảnh của một lực lượng cũng âm thầm giúp người dân dù chính họ cũng đang rất khó khăn: Các anh chị em làm du lịch.
Khách sạn cũng trở thành nơi tập kết hàng cứu trợ mùa dịch.

Đáp lại lời kêu gọi của các cô chú trong câu lạc bộ truyền thống khối vũ trang biệt động Sài Gòn, một nhóm các anh chị em từ các công ty du lịch cũng đã tham gia đội tình nguyện viên chống dịch từ những ngày đầu dịch Covid-19 tái bùng phát tại TPHCM.

Ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch có nhiều bạn hướng dẫn viên, điều hành, sales tour du lịch đã lăn xả vào tham gia các nhóm cứu trợ, các bếp ăn tình thương và cũng đã có bạn phải ra đi mãi mãi vì Covid-19.

Chị Nguyễn Thị Thu Thuỷ từ Công ty Lữ hành Fiditour – Vietluxtour, là hậu duệ của một chiến sĩ biệt động Sài Gòn, cũng tham gia tích cực ngày đêm không mệt mỏi để điều phối các hoạt động của nhóm tình nguyện từ việc chuyên chở lương thực, thuốc men, vật tư y tế tiếp sức cho các bệnh viện dã chiến, khu phong tỏa.

Anh Thanh, thuyết minh tại chuỗi di tích biệt động Sài Gòn cũng lăn xả vào công việc cứu trợ, vài tháng nay chưa về nhà. Anh thường mang thuốc và bình oxy đến cho các gia đình có F0.

Hình chị Thủy của Fiditour-Vietluxtour dẫn em bé gái người Hàn Quốc vào điểm cách ly.

Hay bạn Khang Duy, bên cạnh việc dùng chính khách sạn The Odys boutique của mình để hỗ trợ việc ăn nghỉ của 217 y bác sĩ phòng chống dịch Covid-19, bạn còn tham gia vận chuyển nhu yếu phẩm, trang thiết bị y tế khi cần.

Còn nhiều nữa các anh chị làm du lịch trước đại dịch làm chương trình tour “con đường tình báo” thì trong đại dịch lại thầm lặng theo chân các cựu binh đến những bếp ăn tình thương, cùng chuẩn bị những món ăn để mang tới các khu bệnh viện dã chiến.

Công việc của mọi người trong nhóm đều do chị Thủy điều phối, hướng dẫn. Mọi người hay hỏi vui chị Thủy, việc phân công nhân sự, bố trí công việc cho mỗi người “chuẩn chỉnh” như vậy có phải từ kinh nghiệm điều hành tour du lịch mà chị làm trước dịch!

Tác giả (đội nón lá) cũng “xắn tay áo” vào hỗ trợ mọi người.

Không chỉ những người làm du lịch, ngay cả những gia đình, dù cuộc sống vãn khó khăn nhưng vẫn nấu những nồi cơm, bát cháo gửi đến những người khó khăn hơn hay tri ân các y bác sĩ chưa một lần gặp mặt như chị Bích Vân, chủ bếp cháo ấm Sài Gòn ở quận Gò Vấp cứ dặn nhóm tình nguyện: “Nhớ mời các y bác sĩ ăn ngay cho nóng nhé”.

Bạn Trần Quang Duy, giám đốc công ty du lịch Chim Cánh Cụt, lần đầu tham gia nhóm tình nguyện viên chở những thùng cháo đến cho các y bác sĩ tại bệnh viện dùng, đã xúc động và chia sẻ: “Tôi rất cảm động trước tấm lòng nhân ái của mọi người và thấy mình có thêm các chất liệu sống cho bài thuyết minh của mình trong tương lai về một cuộc chiến mà người Sài Gòn đang trải qua”.

Phan Yến  Ly

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn