Du lịch giữa mùa dịch: Ngắm chùa Nổi qua gương chiếu hậu

Chùa Nổi (Cổ Sơn tự) ở xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An là một trong những điểm thu hút du khách bởi nét huyền bí liên quan đến những pho tượng trong chùa. 

Huỳnh Tuấn Kiệt, 28 tuổi, quê ở huyện Vĩnh Hưng, là người đam mê chụp ảnh qua gương chiếu hậu.
Theo nhiều tài liệu, chùa Nổi được xây dựng vào thời vua Gia Long, tức khoảng năm 1823. Ban đầu, chùa có tên Bửu Sơn, sau đó đổi tên thành Cổ Sơn tự.

Cổng chùa Cổ Sơn tự được chụp qua gương chiếu hậu

Theo chia sẻ của sư thầy Thích An Phát, trụ trì Cổ Sơn tự, việc đổi tên này xuất phát từ nguyên nhân là gò đất – nơi chùa đang tọa lạc giống như ngọn núi thiêng, chứa đầy yếu tố tâm linh, huyền bí.

Nhiều bô lão trong làng cũng kể rằng, ngày xưa, vùng đất này còn hoang sơ, cây cối mọc hoang um tùm. Đến mùa nước nổi, cả vùng bị ngập chìm trong bể nước. Đám trẻ con đi chăn trâu, cắt cỏ thường tụ tập ở gò đất này, chúng thường lấy đất nặn thành những pho tượng để vui chơi.

Những bậc cha mẹ thấy vậy, sợ con mải chơi quên chăn trâu cắt cỏ bèn lén ném những bức tượng đất ấy xuống sông Vàm Cỏ Tây. Nhưng kỳ lạ thay, những bức tượng đất ấy lại nổi lên, không chìm như những hòn đất vô tri khác.

Thấy có sự lạ, đoán rằng đây là vùng đất thiêng liêng, có linh khí nên người dân bèn vớt các bức tượng ấy, xếp lại ngay ngắn và lập nên một cái am nhỏ để thờ cúng, cầu mong sự an lành. Từ đó, nhiều người góp sức để xây dựng chùa. Tên gọi chùa Nổi cũng bắt nguồn từ đó.

Đến năm 1985, chùa mới chính thức được xây dựng lại và có hình dáng kiến trúc gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Cổ Sơn tự thực sự là một thắng cảnh của vùng Đồng Tháp Mười với cảnh quan thiên nhiên tươi mát nằm nép mình bên dòng Vàm Cỏ Tây hiền hòa.

Huỳnh Tuấn Kiệt

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn