Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Thông tin thành viên

Tên đơn vị: Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Lĩnh vực: Du lịch sinh thái

Địa chỉ liên lạc: xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.  

Điện thoại: 02713 724237

Mã số thuế: 3800370830

Email: trungtamdlstvqgbgm@gmail.com

Website: http://vuonquocgiabugiamap.vn

Thông tin người đại diện pháp luật: Vương Đức Hòa – Giám đốc Ban quản lý 

 

Trong tổng số 34 vườn quốc gia ở Việt Nam, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (VQG Bù Gia Mập) tỉnh Bình Phước là khu vực chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống vùng đồng bằng Nam Bộ. Được thành lập ngày 27 -11- 2002, VQG Bù Gia Mập là nơi bảo vệ bảo tồn nguồn gen quý hiếm của hệ động thực vật, bảo vệ các công trình thủy điện Cần Đơn, Sóc Phu Miêng, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái.

Sinh cảnh toàn cảnh Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Quy mô diện tích và đa dạng sinh học

Với diện tích gần 25,6 nghìn ha, VQG Bù Gia Mập là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Theo số liệu nghiên cứu khoa học của Vườn, hiện tại có 1.114 loài thực vật thuộc 480 chi, 128 họ, trong đó có 22 loài bị đe dọa toàn cầu; về động vật có 105 loài thú, 246 loài chim, 86 loài bò sát lưỡng cư, 342 loài côn trùng (Nguồn: Phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2021)

Một số loài động vật ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Vườn Quốc gia Bù Gia Mập hiện có 1.114 loài thực vật. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Một số tuyến điểm tham quan tại Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập

Với việc sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hệ động, thực vật đa dạng phong phú, hệ thống suối, thác đẹp trữ tình cùng văn hóa và ẩm thực đồng bào dân tộc ít người giúp VQG Bù Gia Mập là điểm đến hấp dẫn cho du khách về du lịch sinh thái và trải nghiệm.

Du khách trải nghiệm đi bộ xuyên rừng ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng bền vững sẽ giúp tạo sinh kế ổn định cho người dân địa phương, do vậy VQG Bù Gia Mập đã tạo được một số tuyến điểm tham quan:

→Tham quan phòng mẫu tiêu bản các loài động thực vật

 

 

Du khách khi tham quan phòng tiêu bản động, thực vật của Vườn sẽ được nhìn ngắm các mẫu tiêu bản thực vật khô, các loài động thực vật đặc trưng tại phòng mẫu như bò tót, các loài mẫu thú nhỏ, các loài côn trùng, các loài chim…

Hình ảnh tham quan phòng mẫu tiêu bản động thực vật. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

→Tham quan trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật

 

 

Với chức năng cứu hộ, bảo tồn các loài động thực vật hoang dã, du khách khi đến tham quan khu vực này sẽ tận mắt xem, nghe hướng dẫn giới thiệu, cùng cho thú ăn, chụp hình… và tìm hiểu tập tính của các loài thú quý hiếm như vượn đen má vàng, chà vá chân đen, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, công, rùa núi vàng, cua đinh, kỳ đà vân, chồn hương, heo rừng, hươu, nai, cheo cheo….

Học sinh tìm hiểu về động vật tại khu cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

→Tham quan di tích Quốc gia đặc biệt – Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96

 

 

Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96 (hay Ô 30) trong hệ thống đường ống dẫn xăng dầu dài 4.990km nối từ Móng Cái, Lạng Sơn, qua 2 tuyến ống phía Đông và Tây Trường Sơn đến điểm cuối cùng ở Bù Gia Mập, Bình Phước. Đây là một địa điểm không thể bỏ qua, du khách cùng tham quan, chụp hình và tìm hiểu về lịch sử hình thành đường ống dẫn xăng dầu của ông cha ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Du khách tham quan chụp hình tại bia tưởng niệm điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

→Tham quan thác Đắk Mai

 

 

Thác Đắk Mai nằm cách Vườn 6 km, là kiệt tác của thiên nhiên nơi đây. Thác có chiều rộng khoảng 15 m, chiều cao khoảng 10 m, lòng thác rộng chừng 300 m2 là một hồ bơi lý tưởng cho du khách tham quan. Đặc biệt của thác Đắk Mai là 2 bên thác có 2 hang động, ở giữa hai hạng động có một xoáy nước chảy xuống rất đẹp.

Thác Đắk Mai cũng là một di tích cấp tỉnh, xưa kia thác là căn cứ của Ban An ninh Khu 10 (từ tháng 10 đến tháng 12 – 1966), đây cũng là lực lượng tiền thân của công an tỉnh Bình Phước ngày nay.

Thác Đắk Mai, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Du khách tham quan thác Đắk Mai. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

→Tham quan quần thể cây di sản tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

 

 

Từ Ban quản lý VQG Bù Gia Mập, du khách có thể di chuyển bằng xe ô tô đến quần thể 39 cây di sản Việt Nam để tham quan, check-in. Các loài cây cổ thụ ở đây có đường kính tới hàng chục người ôm, tuổi đời từ 150 năm đến 450 năm tuổi, nơi đây được vinh danh “Quần thể cây di sản Việt Nam”. 

 

Du khách chụp hình quần thể cây di sản tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

→Giao lưu, tìm hiểu văn hóa của người bản địa

 

 

Du khách có thể lựa chọn chương trình tham quan rừng kết hợp ngủ lại đêm tại nhà dài truyền thống S’tiêng để giao lưu văn hóa cồng chiêng, đốt lửa trại, múa sạp…uống rượu cần với người dân bản địa S’tiêng, Mơ Nông tại Vườn.

Du khách tham gia đốt lửa trại, giao lưu văn hóa với người đồng bào dân tộc bản địa tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Du khách tìm hiểu văn hóa người đồng bào dân tộc ít người ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

→Ngủ đêm trong rừng 

        

 

Du khách có thể tham quan rừng VQG Bù Gia Mập theo các tuyến khác nhau và qua đêm tại đây để cảm nhận hết vẻ đẹp và có những trải nghiệm tuyệt vời nhất ở nơi đây. Tại VQG Bù Gia Mập có thiết kế phòng ở tập thể, phòng ở dịch vụ và lều trại cho du khách.

Không chỉ được tham quan các tuyến, điểm, khi đến với VQG Bù Gia Mập, du khách còn được trải nghiệm, khám phá những điều thú vị trong rừng: đi bộ qua những cánh rừng cổ thụ, ngắm các loài động, thực vật quý hiếm, thả lưới, bắt cá.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã gây nhiều khó khăn cho ngành du lịch và đặt ra thách thức khi du lịch hồi phục dần là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch an toàn, đồng thời liên kết với nhau để hỗ trợ và quảng bá đến du khách, đối tác, chuỗi giá trị ngành du lịch và cộng đồng.

 

Thời báo Kinh tế Sài Gòn đưa ra chương trình “Sáng kiến điểm đến an toàn” nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng các quy chuẩn an toàn cho điểm đến của mình và liên kết với nhau mà báo sẽ làm cầu nối và truyền thông đến công chúng.

 

“Sáng kiến điểm đến an toàn là chương trình do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phát động, tập hợp các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của ngành du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không, danh lam thắng cảnh cùng mục tiêu xây dựng ngành du lịch an toànthân thiện; tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn an toàn, phòng chống các rủi ro có thể xảy ra do dịch bệnh, giúp doanh nghiệp và du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

 

Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) là nhóm báo gồm ba tờ báo tiếng Việt (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, Sài Gòn Tiếp thị Online); hai tờ báo tiếng Anh (Saigon Times Weekly, The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận là Saigon Times Club và Saigon Times Foundation. Trong 30 năm qua, chúng tôi thường xuyên tổ chức các “Chương trình vận động xã hội” phục vụ cho định hướng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và “Sáng kiến điểm đến an toàn” nằm trong định hướng này.

 

Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ông/Bà để Thời báo Kinh tế Sài Gòn thuận tiện trong việc thực hiện chương trình.

Trân trọng kính chào ./.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn