Chat với doanh nhân du lịch số 8: Lấy ngắn nuôi dài để giữ lửa đam mê

Từ những khó khăn mà dịch Covid-19 gây ra, để duy trì cuộc sống và giữ ngọn lửa đam mê với nghề, phần lớn những người làm du lịch đều sẽ tìm thêm vài lĩnh vực khác để kinh doanh vì biết đâu trong thời gian tới những rủi ro nữa có thể xảy ra mà không lường trước được.

Chương trình Chat với doanh nhân du lịch do Kinh tế Sài Gòn và Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp thực hiện.

Trong chương trình Chat với doanh nhân du lịch, ông Lê Hòa Hiệp, Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hi Travel, thành viên Sáng kiến Điểm đến an toàn chia sẻ rằng, để duy trì ngành yêu thích của mình, trong thời gian qua ông đã đi giảng dạy ở một số trường Đại học chuyên ngành du lịch.

Bên cạnh đó, ông lập thêm một ngành kinh doanh mới vào hệ sinh thái của doanh nghiệp để duy trì công việc cho đội ngũ nhân viên công ty nhằm “lấy ngắn nuôi dài”.

Ông Hiệp (đứng ở giữa, hàng trên) trong một lần dẫn sinh viên đi thực tế.

Dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch cũng như những ngành dịch vụ khác bị đứng lại. Đây là điều không ai mong muốn. Khi dịch bệnh kéo đến sẽ đồng nghĩa vói những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.

“Sự khó khăn đó không chỉ mình công ty chúng tôi gặp phải mà nó còn lôi kéo những ngành khác như ngành hàng không, vận chuyển, khách sạn, nhà hàng và các điểm tham quan phải dừng lại do Covid-19”, ông Hiệp chia sẻ.

Vì thế, theo ông Hiệp, để duy trì cuộc sống và giữ ngọn lửa đam mê với nghề, những người làm du lịch chắc chắn sẽ tìm thêm vài lĩnh vực khác để kinh doanh vì biết đâu trong tương lai sẽ còn xảy ra những gì nữa mà ai không lường trước được. Đó cũng là một trong những lý do ông mở rộng thêm mảng kinh doanh đồ nội thất Nhật Bản vào hệ sinh thái của Hi Group.

Để tạo việc làm cho nhân viên có thu nhập, nuôi dưỡng đam mê chờ ngày du lịch phục hồi, Hi Travel đã mở rộng mảng kinh doanh thêm lĩnh vực hàng nội thất Nhật Bản.

Dù biết mở rộng hệ sinh thái kinh doanh trái ngành đang hoạt động là gặp vô vàn khó khăn, tuy nhiên ông Hiệp cho rằng, thị trường luôn luôn mở và việc kinh doanh, dù là lĩnh vực nào cũng không dễ dàng. Điều quan trọng bây giờ là duy trì đội ngũ nhân sự và phải tạo việc làm để “kiếm kế sinh nhai”.

“Nhân viên theo mình từ những ngày đầu, giờ dịch bệnh, du lịch phải ngừng. Chúng tôi cũng đau đáu lắm nên quyết định mở rộng thêm hệ sinh thái trong (thời điểm dịch bệnh này) với mục tiêu tạo được việc làm cho nhân viên, để các bạn có công việc, lấy ngắn nuôi dài mà nuôi dưỡng tình yêu vào du lịch, chờ ngày du lịch phục hồi”, ông Hiệp bộc bạch.

Những sản phẩm này được sản xuất tại Việt Nam nhưng không được bán trong nước mà phải xuất qua Nhật Bản rồi nhập về.

Ông Hiệp cũng cho biết thêm, dù mở thêm kinh doanh hàng nội thất Nhật Bản nhưng lại được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam nên dù có dịch bệnh cũng không quá ảnh hưởng đến nguồn hàng và quá trình vận chuyển.

“Những sản phẩm này được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam nhưng không được bán trên thị trường trong nước mà phải xuất qua Nhật Bản sau đó mới nhập về”, ông Hiệp nói thêm.

Ông Hiệp cũng cho biết, đã 25 năm làm trong ngành du lịch nhưng đây lần đầu tiên ông chứng kiến sự “tàn phá khủng khiếp” của dịch Covid-19. “Nó như gáo nước sôi tạt thẳng vào mặt, không thể tránh”, ông Hiệp nói.

Theo ông Hiệp, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, người dân vẫn sẽ đi du lịch.

Tuy nhiên với những gì đã diễn ra sau những lần dịch bệnh tái bùng phát, ông Hiệp tin rằng, khi dịch được kiểm soát thì nhu cầu du lịch của người dân cũng sẽ trở lại.

Ông Hiệp cũng cho rằng, phương cách xây dựng sản phẩm và cả cách thức vận hành, tổ chức tour du lịch cũng sẽ có chút thay đổi. Nghĩa là người dân di du lịch nhưng tiêu chí về an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu.

Chẳng hạn 100 khách, lúc trước sẽ tổ chức đi một lần và trên xe 45 chỗ sẽ bố trí khách từ 32 – 35 người nhưng sau này sẽ chia nhỏ khách ra 2, 3 đợt. Mỗi xe cũng chỉ bố trí khoảng 25 người/xe 45 chỗ để giữ khoảng cách an toàn”, ông Hiệp dẫn chứng.

 

Đoàn khách nội địa của công ty du lịch Hi Travel tham quan vịnh Hạ Long thời điểm trước dịch.

Cũng theo Giám đốc Hi Travel, nhu cầu du lịch của người dân là có nhưng với thị trường du lịch quốc tế có thể phải một vài năm nữa mới có thể khôi phục.

“Ngay cả khi dịch bệnh kiểm soát thì thời gian đầu phần đa người Việt Nam cũng chỉ chọn du lịch trong nước hơn là mua tour tham nước ngoài”, ông Hiệp nói. Cũng dễ hiểu vì Việt Nam có nhiều cảnh đẹp và sự lo sợ dịch vẫn còn chiếm ngự trong tâm tria của phần đông người dân.

Nguyễn Nam


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch”“Chat với doanh nhân du lịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn