Chat với doanh nhân du lịch: Kinh doanh du lịch mùa dịch như “đánh trận du kích”

Bà Trương Bích Dung, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ và Du lịch quốc tế DANA, thành viên Sáng kiến Điểm đến an toàn ví von rằng kinh doanh du lịch trong mùa dịch như “đánh trận du kích”. Mỗi khi dịch tạm lắng thì hoạt động du lịch sôi nổi lại, lúc dịch tái bùng phát, du lịch cũng “đứng” theo.
Chương trình Chat với doanh nhân du lịch nằm trong loạt nội dung “Họ sống thế nào trong đại dịch” do Kinh tế Sài Gòn và Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp thực hiện.

Trong chương trình Chat với doanh nhân du lịch do Kinh tế Sài Gòn Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp thực hiện, bà Trương Bích Dung, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ và Du lịch quốc tế DANA, chia sẻ, thời điểm mới xuất hiện dịch Covid-19 chỉ nghĩ chắc cũng cỡ như Sars hồi 2003, chỉ vài tháng là có thể khống chế được.

“Lúc đó, mấy anh em hoạt động lữ hành inbound và outbound (đón khách quốc tế đến Việt Nam và đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài – PV) vẫn đùa nhau, chúng ta chỉ mất mùa sakura năm 2020 thôi, mùa hè sẽ tung tăng bán tour lại”, bà Dung nói.

Bà Dung đang ngồi làm việc

Nhưng sự thật, tới giờ dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Thị trường du lịch quốc tế cũng chưa khẳng định được điều gì nên các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành inbound và outbound gần như đóng cửa, dừng hoạt động.

Bà Dung chia sẻ thêm, nhiều người làm trong lĩnh vực du lịch phải “tập tành chuyển nghề” là chuyện bình thường. Ngay như bản thân bà, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, khoảng tháng 3-2020, bà cũng phải chuyển sang đi dạy tiếng Nhật, dạy nghiệp vụ du lịch, bán món chay online, bán hàng Nhật…

Đưa khách tham quan Vườn quốc gia Cát Tiên

Một số doanh nghiệp có thế mạnh khai thác thị trường du lịch outbound, inoutbound cũng đã mở sang thị trường nội địa để hoạt động. Tuy nhiên, sau đợt giãn cách xã hội (lần 1), thị trường nôi địa cũng “ấm trở lại”, dù thời điểm này chủ yếu bán combo khách sạn – phòng ở.

Sau đó dịch tái bùng phát ở Đà Nẵng, hoạt động du lịch lại “đứng im”. Đến giữa tháng 9-2020, dịch Covid-19 tạm ổn, doanh nghiệp lại bán tiếp các combo, dịch vụ riêng lẻ hoặc một số tour đi Hà Giang, Mộc Châu.

Dịp Tết Nguyên đán 2021, một số tour đã đươc bán thì phải tiếp tục bị dừng, hủy, hoãn do dịch tái bùng phát lần 3.

Hoặc thiết kế tour theo nhu cầu của khách

Sang tháng 3-2021, dịch bệnh được kiểm soát, lại bán tour theo nhu cầu của khách, tour teambuilding cắm trại ở Đà Lạt hay trải nghiệm dịch vụ nghỉ đêm trên du thuyền và bay thủy phi cơ ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long…

“Đang bắt đầu có khách thì cuối tháng 4-2021, dịch Covid-19 lại lần nữa tái bùng phát khiến hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp như đánh du kích”, bà ví von.

Về sản phẩm du lịch sau dịch, bà Dung cho rằng các gói sản phẩm với giá và chất lượng tốt; các chương trình du lịch manh tính trải nghiệm, hướng về thiên nhiên, tốt cho sức khỏe; gói nghỉ dưỡng với không khí thiên nhiên trong lành… sẽ được nhiều du khách lựa chọn.

Bởi theo bà, xu hướng du lịch của khách du lịch sẽ tìm đến những nơi có thiên nhiên hoang sơ; dùng phương tiện vận tải theo xe cá nhân của gia đình; lựa chọn những khu nghỉ dưỡng an toàn, biệt lập; trải nghiệm các nơi có thể rèn luyện về sức khỏe, cân bằng lại sức khỏe sau dịch…

Bà Dung cũng khẳng định, dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới kinh tế của đại đa số dân chúng nên sau dịch sẽ dè chừng chi tiêu. Vì thế sẽ ảnh hưởng tới việc chi tiêu cho du lịch, không mua sắm như trước mà có thể chỉ mua các sản phẩm hỗ trợ tốt cho sức khỏe, chi cho các dịch vụ du lịch với giá mềm hơn trước.

Nhận định về thị trường du lịch, bà Dung cho rằng khi người dân đều được tiêm vắc-xin và vắc-xin chứng tỏ được mức miễn dịch tốt thì nhu cầu đi du lịch của khách sẽ trở lại bình thường và khách sẽ chọn đến những nơi đã được miễn dịch để an toàn.

Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch”  và “Chat với doanh nhân du lịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

Nguyễn Nam

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn