Nhờ tình nguyện viên, hàng chục ngàn rùa con được về với biển

(SGTT) – Với tỷ lệ sống sót cực thấp, chỉ 1/1000, rùa biển được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Trong năm nay, chương trình tình nguyện bảo tồn rùa biển tại Vườn Quốc gia Côn Đảo đã giúp di dời được 837 tổ trứng, hơn 81.200 trứng và thả về biển được 34.366 rùa con.

Vào tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, những rùa mẹ ở các vùng biển khác nhau, thường là Phú Quý, Phú Quốc, Trường Sa, hoặc các đảo thuộc Philippines, Indonesia, Malaysia lại tìm về các bãi biển ở Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (thành viên chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn)  để làm tổ. Đây cũng là thời điểm mà nhiều tình nguyện viên từ các tỉnh thành trên cả nước đến Côn Đảo tham gia bảo tồn rùa biển.

Một cá thể rùa mẹ trở về biển sau khi đẻ trứng. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo

Trong năm nay, đội tình nguyện tham gia bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo có 91 tình nguyện viên. Các tình nguyện viên đã cùng nhân viên kiểm lâm vườn di dời 837 tổ trứng đến những nơi an toàn với 81.207 trứng, thả được 35.366 rùa con. Bên cạnh đó, các tình nguyện viên còn hướng dẫn và giới thiệu công tác cứu hộ rùa cho hơn 3.192 lượt khách tham quan. Thu gom, xử lý khoảng 109,8 m³ rác tại các đảo ở vườn quốc gia, góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển đang di dời trứng rùa. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Các tình nguyện viên trong khu vực ấp trứng rùa. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo

Vườn Quốc gia Côn Đảo có diện tích mặt nước thuộc khu vực bảo tồn gần 14.000 ha, có khoảng 18 bãi cát mà ở đây có cá thể rùa thường lên đẻ trứng, một số bãi đẻ của rùa có diện tích lớn và số lượng rùa mẹ lên đẻ nhiều như bãi Cát Lớn, bãi Dương hòn Bảy Cạnh, bãi Cát Lớn hòn Cau, bãi Cát Lớn hòn Tre Lớn, bãi cát Hòn Tài. Trung bình mỗi năm khoảng 500 – 600 rùa mẹ lên đẻ trứng, có trên 150.000 rùa con được cứu hộ và thả về biển, tỷ lệ trứng nở thành công đạt đến 87%.

Video: Thả rùa con về biển

Tại vùng biển Côn Đảo có 5 loài rùa sinh sống nhưng chỉ có 2 loài rùa thường lên bãi làm tổ, đẻ trứng là rùa xanh (vích) và đồi mồi. Hiện nay, tất cả các loài rùa biển đều đang trên bờ tuyệt chủng và đều có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và của thế giới. Vườn Quốc gia Côn Đảo được Sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nơi thả rùa con về biển nhiều nhất.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mỗi tình nguyện viên được nhận giấy chứng nhận tình nguyện viên tham gia. Vườn Quốc gia Côn Đảo

Từ năm 2014 đến nay, Vườn Quốc Gia Côn Đảo đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng thực hiện chương trình bảo tồn rùa biển và đào tạo đội ngũ tình nguyện viên có hiểu biết và kỹ năng, có thể giúp đỡ cán bộ chuyên môn tại các khu bảo tồn rùa biển. Đồng thời, hoạt động tình nguyện nói trên còn giúp truyền tải thông điệp bảo vệ rùa biển, lan tỏa trong cộng đồng để cùng chung tay bảo vệ loài sinh vật biển này.

Ngọc An

“Dấu ấn xanh qua từng điểm đến” là chương trình giới thiệu các điểm đến xanh, các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần bảo tồn và gìn giữ văn hóa bản địa, tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương của các thành viên thuộc mạng lưới Sáng kiến Điểm đến An toàn.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn