Du lịch giữa mùa dịch: Về Phú Yên check-in nơi đón bình minh đầu tiên của Việt Nam

Nhắc đến những điểm đến hấp dẫn tại Phú Yên, không thể không nhắc tới mũi Đại Lãnh. Nơi đây được xem là một trong những điểm đón bình minh đầu tiên và đẹp nhất tại Việt Nam cùng ngọn hải đăng có niên đại hơn 100 tuổi kiến trúc độc đáo, sừng sững bên bờ biển.

Mũi Đại Lãnh (còn được gọi là Mũi Điện) thuộc địa phận xã Hòa Tâm, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hoà khoảng 40km về phía nam. Từ trung tâm thành phố, bạn đi dọc theo quốc lộ 1 hướng về Khánh Hòa tới đèo Cả thì rẽ trái vào cảng Vũng Rô, sau đó đi thêm tầm vài cây số là đến mũi Đại Lãnh.

Một cách khác nữa, bạn cũng có thể đi đường Đại lộ Hùng Vương – Quốc lộ 29 ven biển đến ngã ba Hòa Tâm rẽ trái là tới đường lên mũi. Mũi Đại Lãnh được một người Pháp tên Varella phát hiện vào cuối thế kỷ 19, chính vì vậy thời xưa người ta vẫn gọi nơi đây là Cap Varella (mũi Varella).

Phong cảnh hoang sơ, ấn tượng của mũi Đại Lãnh.

Mũi Đại Lãnh thực chất là một mũi đất nhô ra biển, một nhánh vươn dài của dãy Trường Sơn. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nét hoang sơ nguyên thủy với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, một bên là biển cả bao la.

Trước đây, mũi Đại Lãnh được xem là cực đông của tổ quốc, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. Dù sau này phát hiện mới cực đông nằm ở mũi Đôi (Khánh Hoà) thì đây vẫn được xem là một nơi tuyệt vời để ngắm bình minh, thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm mỗi năm. Năm 2008, mũi Đại Lãnh được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là Di tích danh thắng cấp Quốc gia.

Ngọn hải đăng Đại Lãnh nổi bật giữa không gian mây trời biển cả.

Đặc biệt ấn tượng trên mũi Đại Lãnh là ngọn hải đăng trên 100 tuổi với kiến trúc ấn tượng, sừng sững giữa không gian bao la. Ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng vào năm 1890. Hải đăng gồm 5 khối nhà cao 5m và một tháp đèn hình trụ cao 26,5m cách 110m so với mực nước biển, có thể phát tín hiệu xa 25 hải lý. Đây là một trong số 45 ngọn hải đăng cấp quốc gia chiếu sáng cho tàu thuyền tại vùng biển này.

Kiến trúc ấn tượng của ngọn hải đăng.
Mốc toạ độ mũi Đại Lãnh.

Chinh phục 110 bậc cầu thang là bạn có thể lên đến đỉnh tháp hải đăng. Từ đây, bạn sẽ thu vào tầm mắt toàn bộ không gian cảnh sắc thiên nhiên đẹp tuyệt vời, bãi Môn xinh đẹp bên dưới, biển cả trời mây hài hòa.

Cảnh sắc non nước trời mây hữu tình khi nhìn từ trên đỉnh ngọn hải đăng.

Một trải nghiệm nữa không thể bỏ qua khi đến mũi Đại Lãnh chính là ngắm bình minh. Khi những tia nắng đầu tiên ló dạng phía xa, phản chiếu trên mặt biển phẳng lặng tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp hút mắt, sẽ hấp dẫn bất kì ai được một lần chiêm ngưỡng. Nếu một lần đến với đất Phú Yên, đừng quên ghé mũi Đại Lãnh.

Bi Nguyễn


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn