Du lịch giữa mùa dịch: Khi thành phố hết dịch, bạn sẽ làm gì đầu tiên?

Giờ đây, ai trong chúng ta cũng mong Việt Nam sớm ngăn chặn được dịch bệnh, không còn những ngày giãn cách và mọi thứ dần trở lại bình thường. Có lẽ nếu hết dịch, những người đam mê xê dịch như tôi sẽ lên đặt ngay một chuyến bay đến Đà Nẵng, đi dạo quanh Cầu Tình yêu nằm bên bờ sông Hàn hay đi lên cáp treo lên Bà Nà, tận hưởng tiết trời se lạnh với lớp sương mù mờ ảo.

Ghé thăm Đà Lạt – thành phố sương mù mang nét đặc trưng của vùng núi non trầm mặc.

Tôi sống tại thành phố Nha Trang, một thành phố biển yên bình và xinh đẹp. Khi TPHCM và cả Phú Yên bắt đầu có nhiều ca Covid-19, Nha Trang vẫn yên bình. Tuy nhiên, những ca bệnh đầu tiên tại thành phố biển bắt đầu bùng phát, một số khu vực bị cách ly, phong tỏa.

Thời điểm này, đường phố ở Nha Trang vẫn rộn ràng, biển chỉ giăng dây cấm để xe, mọi người vẫn tắm biển. Trải qua 2 tháng, số ca nhiễm Covid-19 đều tăng lên mỗi ngày. Thành phố cũng đã qua 3 đợt áp dụng Chỉ thị 16, phong tỏa 17/27 xã, phường và tiếp tục giãn cách xã hội trong 7 ngày để xét nghiệm tầm soát.

Không phải chỉ Nha Trang mà cả TPHCM, các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng… cũng lần lượt áp dụng lệnh giãn cách xã hội. Giờ đây, những chốt chặn trên mọi nẻo đường hay các khu phong tỏa giăng dây đỏ đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống đời thường.

Thời điểm này tại Nha Trang, các chợ, cửa hàng tạp hóa tạm đóng cửa, người dân mua thực phẩm qua hình thức online.  Cuộc sống chỉ mong sớm ngăn chặn được dịch bệnh, không còn những ngày giãn cách và mọi thứ dần trở lại bình thường. Đó cũng là mong muốn của tất cả mọi người trên mảnh đất Việt Nam xinh đẹp này.

Khi lướt trang mạng xã hội Facebook, chắc hẳn sẽ gặp những dòng trạng thái với câu hỏi: “Hết dịch bạn sẽ làm gì đầu tiên?” Câu hỏi ấy vẫn chưa trả lời được bởi khó ai nghĩ được rằng sẽ có những ngày chúng ta rơi vào tình trạng không có việc làm, chỉ quanh quẩn trong nhà. Mỗi ngày trôi qua với lối sinh hoạt đơn giản, cũng như hạn chế coi những bản tin buồn để tâm trạng lạc quan hơn.

Sự biến động của xã hội thấy rõ những khó khăn của người dân; đặc biệt là người nghèo ở các xóm trọ. Họ loay hoay với vấn đề thất nghiệp, không có tiền trả tiền nhà…  với hy vọng như bao người là hết dịch để thành phố mở giãn cách, có công việc làm trở lại.

Tình cờ xem một video trên mạng xã hội, kể về những món ăn quen sẽ ăn sau khi hết giãn cách; những món ăn ngày trước chỉ cần đi ra đầu ngõ, sẽ có thể bắt gặp như bún bò, bún cá, bún thịt nướng, cơm tấm, cơm gà, phở bò, bánh cuốn, mì Quảng… Chắc chắn sẽ đi ăn một bữa cho thỏa lòng sau bao ngày không được ăn những món ăn đường phố đó.

Một số người khác không đòi hỏi điều gì to lớn, chỉ là phóng xe ra biển, ngồi ở một chiếc ghế đá nào đó, phóng xa tầm mắt ngắm bãi biển cát trắng mịn với làn nước trong xanh đang vỗ sóng và để những ngọn gió mơn man mái tóc.

Những người yêu thiên nhiên sẽ phóng xe ra biển cùng ngắm bãi cát trắng mịn với làn nước trong xanh đang vỗ sóng.

Có người nhớ Đà Lạt, nhớ vu vơ những hàng thông đang vươn trên bầu trời xanh và hồi tưởng lại chuyến đi phượt bằng xe máy, đi lên ngọn đèo Khánh Lê để đón gió trời của thành phố cao nguyên.

Nếu hết dịch, những người đam mê xê dịch như tôi sẽ lên đặt ngay một chuyến bay đến Đà Nẵng, đi dạo quanh Cầu tình yêu nằm bên bờ sông Hàn trong đêm những ngọn đèn chong mở hay đi cáp treo lên Bà Nà, tận hưởng tiết trời se lạnh với lớp sương mù mờ ảo.

Buổi chiều lung linh nắng trên con đường trước nhà, thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe qua lại. Màn đêm buông xuống, thành phố có lệnh không được ra đường để lại đâu đó trên các tuyến phố là những ngọn đèn vàng đìu hiu, vắng lặng. Bạn bè nhắn tin hỏi tôi: “Hết dịch anh sẽ làm gì?”.

Tôi trả lời, chỉ mong hết dịch.

Khuê Việt Trường


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.
5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn