Du lịch giữa mùa dịch: Hết dịch về Khu Dự trữ sinh quyển thế giới ở Gia Lai

Cùng với Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận, Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới như một hồi chuông đánh thức du lịch Gia Lai trong giấc ngủ chìm đắm bởi Covid-19.
Đoàn khách tham quan Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Trong khuôn khổ cuộc họp của Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển đang diễn ra tại Nigeria từ ngày 13 đến ngày 17-9, 22 khu dự trữ của 20 nước và nhóm nước đã được đưa ra xem xét để công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Theo đó, Việt Nam có 2 khu sinh quyển là Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận và Kon Hà Nừng của tỉnh Gia Lai đã được chính thức ghi danh trong dịp này, nâng số lượng các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam lên tổng số 11.

Khách tìm hiểu sinh vật trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng có tổng diện tích 413.511,67 héc ta, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; một phần diện tích của 5 huyện: Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ và thị xã An Khê.

Khu Dự trữ sinh quyển này, gồm 2 vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng, có hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh học đa dạng, động vật phong phú.

Thác K50 luôn là điểm trekking ưa thích của nhiều bạn trẻ khi tới Gia Lai.

Khu dự trữ sinh quyển này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của không chỉ của khu vực Tây Nguyên và mà cả khu vực Trung Trung bộ và Đông Nam bộ của Việt Nam.

Trong đó, riêng rừng quốc gia Kon Ka Kinh cách thành phố Pleiku khoảng 50km về hướng Đông Bắc, với diện tích xấp xỉ 42.000 héc ta, có tầng thảm thưc vật đa dạng, phong phú cây tán rộng và cây lá kim; có khoảng 110 loài thực vật có thể làm dược liệu.

Kon Ka Kinh là nơi cư trú của nhiều loài động vật với khoảng 42 loài thú, đặc biệt là vooc chà vá chân xám, khoảng 160 loài chim trong đó khướu (khứu) Kon Ka Kinh nổi tiếng – nằm trong sách đỏ các loài bị đe dọa, khoảng 210 loài bướm cũng định cư ở đây.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng có thác K50 là một trong những thác đẹp và hùng vĩ trên cao nguyên thích hợp với chương trình trekking chinh phục mà nhiều bạn trẻ và du khách thích khám phá.

Khách chụp ảnh dưới gốc đa cổ thụ trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Trên khuôn viên Cao nguyên Kon Hà Nừng còn có các thác đẹp khác như thác Konbong, Konloc, hang dơi… và di tích lịch sử khu căn cứ địa cách mạng khu 10 – Kroon, di tích khảo cổ Rộc Tưng – Gò Đá gắn liền với người tiền cổ.

Dịch tan, mong muốn được đón du khách về Gia Lai để hít thở bầu không khí trong lành trong khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Phương Nga


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.
5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn