Du lịch giữa mùa dịch: Sơn Tây, “vương quốc cau giữa chốn non ngàn”

“Nhờ cây cau mà Sơn Tây mình không còn cách trở với người ở các nơi, dân mình nhanh khá lên cũng là nhờ cây cau góp phần vô đó mà”, những người dân tộc Ca Dong nơi vùng cao tỉnh Quảng Ngãi đều hồ hởi nói về cây cau như thế.

 

Từ thị trấn Di Lăng của huyện Minh Long theo tỉnh lộ 623 một quãng ngắn là đến xã Sơn Tân – nơi bắt đầu của ” vương quốc quế Sơn Tây, nơi bắt đầu của “vương quốc cau” của huyện Sơn Tây, nơi có đến khoảng 95% cư dân là người Ca Dong.

“Người miền xuôi đến đây ai cũng nói cây cau làm cho Sơn Tây của dân mình thêm đẹp”, một chủ vườn cau chia sẻ. Hàng trăm, hàng ngàn cây cau giăng giăng khắp các vườn nhà hay trên những con đường thôn, đường làng trải bê tông  làm cho làng bản vùng cao ở đây thêm thanh bình, thơ mộng.

Những “rừng cau” cũng có mặt tại các thung cao lũng thấp, bên triền đồi, sườn núi tạo nét hiền hòa, thân thiện cho vùng núi rừng hoang vu, xa khuất. Theo lời kể của một cán bộ xã cho biết, lúc trước, cau tại đây trồng chỉ để cho bà con sử dụng, thỉnh thoảng có bán một ít. Chỉ từ những năm 1990, khi trái cau trở thành mặt hàng được xuất khẩu, người dân Sơn Tây mới bắt đầu trồng cau rộng ra trên rẫy nương, đồi núi. Cây cau đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể, đồng thời cũng tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường cho bà con.

Đến xứ cau Sơn Tây mùa nào cũng gây thích thú cho khách. Mùa cau bắt đầu trổ hoa khoảng từ tháng hai, tháng ba âm lịch, hương thơm của ngàn vạn hoa cau từ vườn nhà, từ đồi cao tỏa ra, đi theo từng cơn gió len qua bao eo núi, sau đó tìm đến du khách làm dịu mát lòng người.

Từ tháng 7 đến cuối tháng Chạp âm lịch là mùa thu hoạch cau. Không khí nơi đây thật rộn ràng, nhộn nhịp, với tiếng xe, tiếng người mua bán hay của chính những vựa thu mua cau, vựa sấy xuất khẩu hoặc vựa chẻ lấy hạt…

“Thổ nhưỡng nơi đây thích hợp với cây cau, không trồng thêm cây cau là uổng lắm, tiếc lắm!” người dân Sơn Tây tâm sự. Vì vậy, năm nào họ cũng trồng thêm cau. Họ trồng vào đất rẫy, vào chỗ đồi trọc có sẵn, vào thêm vườn nhà, vào chỗ nào có thể để cây cau xuống được.

Những vườn cau giăng giăng khắp bản làng, đồi núi, hàng hàng lớp lớp cau xanh tỏa bóng gieo vào lòng du khách sự thanh bình, yên ả mỗi lần đặt chân đến đây.

Dưới đây là một số hình ảnh về vườn cau Sơn Tây

Huỳnh Văn Mỹ


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.
5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn