Du lịch giữa mùa dịch: Lần đầu chinh phục núi Ngọc Linh

Kinh nghiệm không có, sức khỏe cũng chẳng phải dẻo dai nhưng vì quá thích; đặc biệt, muốn thử thách bản thân, mình quyết định xách balo, vội vàng lên mạng “tìm chút kiến thức” rồi… lên đường.
Chuyến đi đã mang lại nhiều kỷ niệm với người dân địa phương.

Chuyến đi bắt đầu khá vội. Khoảng 11:00 trưa ngày 18-5, mình nhận được tin nhắn của một chị đồng nghiệp với nội dung: “Em muốn leo núi không? Hứng thú thì xếp đồ, tối nay 18:00 ra bến xe miền Đông xuất phát!”.

Có thể với nhiều người, đặc biệt là “dân thích leo núi”, độ cao khoảng 2.000m của núi Ngọc Linh không phải là gì quá ghê gớm!. Nhưng với mình thì khác. Đây là lần đầu tiên mình “liều mạng” đi mà chẳng hề có một sự chuẩn bị nào. Kinh nghiệm không có, sức khỏe cũng chẳng phải dẻo dai.

Chẳng kịp chuẩn bị gì. Cũng không biết nên chuẩn bị những gì vì từ trước giờ, mình chưa bao giờ đi leo núi. Thế nhưng, muốn thử thách bản thân, mình quyết định xách balo, vội vàng lên mạng “tìm chút kiến thức” để “đánh liều” phen này.

19:05, xe xuất phát từ bến xe miền Đông lên Kon Tum, khoảng gần 7:00 sáng hôm sau thì tới Tu Mơ Rông. Vừa xuống xe đã có người quen chờ sẵn để đón về nhà nghỉ ngơi, ăn sáng trước khi xuất phát khám phá núi Ngọc Linh.

 

Lần đầu tiên trải nghiệm leo núi.

Nhớ lại, mình vẫn không tin cả đoàn hôm ấy có thể thực hiện được chuyến đi ngoài sự mong đợi bởi không ai có nhiều kinh nghiệm leo núi, cũng như am hiểu đường đi.

Cũng may, đoàn mình đã chủ động liên hệ nhà người dân địa phương để được hướng dẫn. Mình được anh Nhím, dân tộc Tày, chở xe máy đến khu vực “rừng non” của núi Ngọc Linh. Trước khi leo núi, mình được mọi người chỉ dẫn cho cách mang giày, mặc áo khóa kín cổ, đội mũ vành rộng và xoa dầu cù là quanh khuỷu chân…

Hỏi ra mới biết, đây là tuyệt chiêu để vắt rừng nghe mùi mà không cắn. Với dân đi rừng, mọi người không trang bị quá kỹ đến thế, nhưng các anh thấy mình nhỏ con lại là cô gái ở thành thị mới tới, nên “ưu ái” chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình. Bởi vậy, đặt chân tới đây, mình đã thấy ấm áp sự nhiệt tình và mến khách của bà con nơi này.

Cũng thích “sống ảo” lắm!

Trên đường đến núi Ngọc Linh, đường dốc chênh vênh, không khí cũng bắt đầu loãng dần. Vượt qua những cung đường ngoằn nghèo, tim mình như muốn “nhảy khỏi lồng ngực”. Xung quanh là mây trời bao la, phía xa tô điểm thêm những ngôi nhà phía bên kia vách núi.

Mới đến chân núi, nhìn con đường phía trước cứ dựng đứng, mình đã có cảm giác khó thở và bắt đầu chóng mặt. Nghe theo hướng dẫn của anh Nhím, mình bước chậm từng chút một, cầm thêm cây gậy để chống và đề phòng không bị trượt ngã. Vừa đi vừa trò chuyện với mọi người trong đoàn, mình quên đi mệt mỏi và cảm giác khó thở ban đầu. Mình bắt đầu thấy hứng thú hơn với chuyến hành trình.

Sau 2 tiếng, mình leo tới đỉnh Ngọc Linh. Ôi trời! Cảm giác hạnh phúc vỡ òa vì mình không nghĩ có thể leo được tới đây. Mới tối hôm qua, mình còn xoa dầu và bóp chân liên tục, cảm giác lo lắng vì không biết sáng mai có thể đi được hay không? Ấy vậy mà…

Đúng là không làm thì không biết được giới hạn của bản thân. Hành trình chinh phục đỉnh Ngọc Linh của mình đầy ấp những kỷ niệm đáng nhớ. Đó là bài học về thiên nhiên, con người nơi đây. Câu nói “hãy cứ đi, đích đến ở trước mặt” của ông bà ta quả không sai!

Uyển Cầm


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.
5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn