Về đất sen hồng thăm làng nghề hàng trăm năm tuổi

Nghề dệt chiếu đang ngày càng mai một dần, nhưng ở đâu đó có một ngôi làng vẫn đang miệt mài tiếp nối truyền thống cha ông đầy ý nghĩa. Làng nghề dệt chiếu Định Yên, Đồng Tháp vẫn rực rỡ sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng nối tiếp truyền thống hàng trăm năm qua.

 

 

Đồng Tháp là nơi hội tụ nhiều đặc sản ẩm thực, sản vật, từ những đóa sen đầy tinh khiết đến những chiếc nem chua, giò lụa, hay những củ ấu thơm, bùi vô cùng hấp dẫn đã làm say đắm bao người khi đặt chân đến mảnh đất này.

 

 

Bên cạnh những sản vật ấy, Đồng Tháp còn là cái nôi cho một làng nghề đã tồn tại hàng thế kỷ qua, đó là làng nghề dệt chiếu Định Yên. Nơi đây hiện có gần 80% hộ dân ở hai làng Định Yên và Định An theo nghề truyền thống này.

 

 

Nằm nép mình bên dòng sông Hậu, hơn 100 năm qua làng chiếu Định Yên thuộc xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp từ một nghề nông nhàn đã được lưu truyền, kế thừa qua nhiều thế hệ và dần trở thành một ngành nghề truyền thống in đậm trong tâm thức của người dân xa gần trên vùng đất sen hồng trù phú này.

 

 

Vào những ngày trời nắng, từ đầu làng đến cuối làng, khắp nơi đều rực rỡ bởi sắc xanh, đỏ, tím, vàng trải dài của những bó lác được người dân mang ra phơi bên các cung đường dẫn vào làng, sắc màu sặc sỡ tựa như bức họa xa xỉ đang gọi mời du khách đến tham quan và chiêm nghiệm.

 

 

Đến làng Định Yên, bạn sẽ thấy người người, nhà nhà ai nấy cũng đều thuần thục công việc dệt chiếu, từ người già đến các cô chú, từ các bậc cha mẹ đến những em nhỏ trong nhà ai cũng biết đan, dệt chiếu.

Từ những nguyên liệu đơn sơ, dễ tìm như dây đay, sợi lác, dây bố… được các nghệ nhân xử lý qua nhiều công đoạn. Do đó, để dệt nên một chiếc chiếu đẹp với chất lượng cao, ngoài bước chọn lát và nhuộm màu, người dân nơi đây phải thực hiện nhiều công đoạn khác như se chỉ, thiết kế hoa văn, dệt, phơi khô sản phẩm thô, bẻ vành, may viền… Những công đoạn này đều đòi hỏi người nghệ nhân phải tỉ mỉ, khéo léo cùng một số bí quyết “gia truyền” để tạo ra những tấm chiếu tinh xảo, bền đẹp.

 

 

 

Không giống những làng nghề khác ngày càng tàn lụi trước kinh tế thị trường, làng nghề chiếu Định Yên luôn có một sức sống mãnh liệt, lưu giữ nét văn hóa của một làng nghề đặc trưng miền sông nước Cửu Long.

Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, vất cả nhưng ai trong làng cũng dõng dạc tự hào, sẵn sàn kể về nghề truyền thống mà cha ông đã gìn giữ và phát huy suốt bao đời. Quả thật, đây không chỉ là một nghề tạo ra công ăn việc làm và nuôi sống nhiều gia đình, mà đối với những người con Định Yên thì đây còn là một nét văn hóa ăn sâu vào trong tiềm thức, là giá trị cao quý cần được gìn giữ và bảo tồn.

 

 

Người ta thường nói vật sống với mình lâu ngày cũng có hồn, cũng vì lẽ đó, trong không gian ấm áp và gần gũi của một vùng quê yên bình tại làng Định Yên, đâu đó ta sẽ được nghe bản hòa ca bởi những tiếng lạch cạch, lách cách của khung dệt trong mỗi hộ gia đình vô cùng vui tai và ấm áp.

 

 

 

Chúng ta có thế chiêm ngưỡng từng công đoạn, từng đường nét tạo nên một chiếc chiếu. Qua đó, chúng ta sẽ cảm nhận được nổi niềm của người thợ từng bước cần mẫn, tỉ mỉ, gửi gắm bao tâm huyết cũng như tình cảm để dệt nên những chiếc chiếu đẹp hoàn hảo cho cuộc đời đầy trăn trở này.

 

Lê Thanh Lượng


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn