Tết về Bình Phước ngắm lan rừng nở rộ

Đầu mùa xuân, len lỏi giữa màu xanh của những cánh rừng bạt ngàn, sắc vàng, đỏ, trắng, hồng của những nhành hoa lan rừng ở núi rừng Bù Gia Mập đang vào mùa xuân sắc nhất, dịp này cũng là thời điểm lý tưởng để du khách ghé thăm nơi đây.

Lan rừng ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, thành viên Sáng kiến Điểm đến An toàn nở quanh năm, nhưng rực rỡ nhất là vào mùa xuân. Mùa này, du khách có thể ngắm nhìn những chùm lan rừng nở rộ với muôn vàn loài hoa thuộc nhiều Chi, loài khác nhau trong vườn quy tập lan ngay tại Trụ sở Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập hoặc bắt gặp chúng trên những thân cây gỗ trên những con đường dẫn vào rừng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, nơi đây có hơn 120 loài hoa lan, trong đó có nhiều loài lan quý hiếm, có hình thái hoa đẹp, có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao.
Hoa lan nở núi rừng Bù Gia Mập, Bình Phước.
Hoàng Thảo Thủy Tiên đẹp kiêu xa, e ấp bên nắng chiều. Hoa có cánh màu trắng, ở giữa tô điểm thêm màu vàng nhạt. Người chơi lan còn sánh cho loài này tên gọi Kiều Vuông.
Thanh Đạm Cỏ có màu trắng, cánh môi có đốm vàng, hoa có mùi thơm nhẹ, dịu dàng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, nơi đây có hơn 120 loài hoa lan, trong đó có nhiều loài lan quý hiếm, có hình thái hoa đẹp, có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao. Nổi bật nhất vào thời gian này chính là các loài lan Hoàng Thảo Thủy tiên, Kim Điệp, Báo Hỷ, Dáng Hương, Hồ Điệp rừng… với màu sắc rất đặc trưng.

Hoàng Thảo Kim Điệp, hoa cánh hoa mang sắc vàng nhẹ, ở giữa bông tô điểm thêm chút phớt đỏ và vàng đang khoe sắc cùng muôn loài khi Tết đến xuân về.
Hoàng Thảo Báo Hỷ là loại hoa lan gồm nhiều bông nhỏ mọc chen nhau phía đầu cành. Hoa của loài này xếp về một phía, nhỏ, màu hồng pha tím tươi. Cánh môi thuôn dài dạng lưỡi màu vàng tươi. Hoàng Thảo Báo Hỷ tượng trưng cho lời chúc tốt đẹp.
Dáng Hương Quế có chùm hoa buông xuống, cánh hoa màu vàng nhạt tô điểm thêm chút tím trắng nhạt, dáng hương có mùi thơm tựa như mùi chanh, cam dịu nhẹ phảng phất.
Lan Hồ Điệp rừng (Phalaenopsis sp). Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Lan 1 lá ( Nervilia sp). Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Lan Mỹ Dung Dạ Hương (Vanda denisoniana). Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Lan Lọng (Bulbophyllum striatulum). Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Hoàng Thảo Bạch Câu (Dendrobium crumenatum). Ảnh: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

Các loại hoa lan có hình thái và màu sắc hoa rất đa dạng và phong phú. Có những loài đơn thân trong khi nhiều loài lại đa thân với đủ dạng màu sắc hoa từ trắng, vàng, xanh lục, cam, tím và nhiều màu sắc khác với sọc vằn trên cánh hoa. Hoa lan rừng có hương thơm thoang thoảng, ngọt ngào, tạo cảm giác dễ chịu và không quá nồng như các hoa khác.

Hầu hết hoa của các loài lan rừng lâu tàn hơn các loài hoa khác. Nếu được chăm sóc đúng cách về nhiệt độ và độ ẩm, hoa phong lan có thể chơi được từ vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, ngoại lệ cũng có một số loài lan “sớm nở, tối tàn”, điển hình như loài Hoàng Thảo Bạch Câu.

Trường Giang

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn