Du lịch giữa mùa dịch: Nét độc đáo ở kiến trúc chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang

Đến Tiền Giang, không thể nào bỏ qua Vĩnh Tràng, ngôi chùa cổ lớn nhất của tỉnh với diện tích khoảng 14.000m². Chùa được xây dựng chủ yếu từ xi măng và các loại gỗ quý, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc độc đáo mang phong cách Á, Âu đan xen vào những nét truyền thống của Việt Nam.

 

Chùa Vĩnh Tràng mang dáng dấp của sự kết hợp giao thoa giữa kiến trúc Á, Âu và Việt Nam.

Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, ấp Mỹ An, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 4km và cách TPHCM khoảng 75km.

Ngôi chùa được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 19, ban đầu, chùa chỉ là một am nhỏ. Cái tên Vĩnh Tràng ngụ ý: “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”, nghĩa là một ngôi chùa trường tồn mãi về sau.

Bên trong chánh điện, chùa có 60 pho tượng Phật đúc bằng đồng và gỗ mít từ đầu thế kỷ 20 và được sơn son thếp vàng óng ánh. Phía ngoài khuôn viên chùa có một số tượng Phật nổi bật như tượng Phật Di Lặc khổng lồ nặng 250 tấn, cao 20m, dài 27m; một tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 35m nặng 250 tấn và một tượng phật A Di Đà cao 18m nặng 150 tấn.

Tượng Phật Di Lặc có chiều dài 27m, chiều rộng 18m, cao 20m và nặng khoảng 250 tấn bằng chất liệu bê tông, cốt thép.

 

Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn được khánh thành vào năm 2013, với đế dài 35m đế cao 7m, ngang 18m.

 

Tòa bảo tháp cao 7 tầng được xây dựng bên cạnh Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn.

Trải qua khoảng thời gian khá dài, cũng có nhiều nơi trong chùa Vĩnh Tràng bị xuống cấp cần được trùng tu, nhưng những nét cổ kính của ngôi chùa này dường như vẫn được giữ vẹn nguyên. Hằng năm, chùa Vĩnh Tràng vẫn là điểm đến tâm linh quen thuộc của nhiều người Tiền Giang nói riêng và du khách thập phương nói chung.

Nam Phạm


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.
5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn