Du lịch giữa mùa dịch: Hướng dẫn viên “giữ lửa” đam mê du lịch qua việc dạy học

Công việc hướng dẫn viên phải dừng vì tác động của dịch Covid-19 khiến cuộc sống gia đình gặp chút khó khăn nhưng anh Nguyễn Đại Lưỡng (36 tuổi, ngụ TPHCM) vẫn quyết nuôi dưỡng đam mê, xoay xở đủ công việc và chờ ngày du lịch khởi sắc để trở lại với công việc.

Từng là một hướng dẫn viên được yêu thích tại một công ty du lịch lớn, chỉ mới năm 2018-2019, Khó khăn không nản, anh Lưỡng đã xin đi dạy để “nuôi dưỡng” đam mê của mình cũng như làm thêm nhiều công việc khác để nuôi sống bản thân và gia đình. còn đi nước ngoài như cơm bữa, có tháng đi Mỹ đến hai lần. Vậy mà hơn năm nay anh chỉ quanh quẩn Việt Nam.

Dưới đây là tâm sự anh Lưỡng gửi đến chương trình Du lịch giữa mùa dịch về những điều anh đang làm để “giữ lửa” nghề.

Tôi vốn là một hướng dẫn viên du lịch, chuyên tour outbound (dẫn khách Việt Nam đi nước ngoài) tại một công ty du lịch lớn ở TPHCM. Du lịch gắn liền với tôi kể từ khi tốt nghiệp đại học, với rất nhiều trải nghiệm mà tôi đã được tận hưởng trong suốt gần 15 năm gắn bó.

Anh Nguyễn Đại Lưỡng trong những tour dẫn khách đi nước ngoài trước dịch Covid-19. Ảnh: NVCC

Trước khi Covid-19 xuất hiện, tôi luôn bận rộn với công việc, có những thời điểm, tôi chỉ được ở nhà khoảng 5 ngày trong một tháng. Tôi còn nhớ có một lần, chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 19:00 thì tôi phải bay tiếp chuyến khác lúc 22:00, do nhà xa sân bay, không kịp về nhà nên tôi phải nhờ vợ mang một vali khác ra sân bay “đổi” vali cũ đem về mà không kịp trò chuyện gì. Cuộc sống của tôi cứ liên tục gắn liền với những đường tour như thế, hết châu Á, sang châu Âu, rồi lại châu Mỹ.

Đột nhiên Covid-19 kéo đến một cách bất ngờ không ai kịp trở tay, ảnh hưởng đến hầu hết mọi người dân trên toàn thế giới. Du Lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với rất nhiều lao động thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải tạm đóng cửa. Tôi cũng không phải ngoại lệ.

Lúc đầu, tôi cũng nghĩ rằng đại dịch sẽ sớm trôi qua và xem như đây là dịp để mình tạm nghỉ ngơi, dưỡng sức sau một thời gian dài đắm chìm trong công việc và đặc biệt là để có thời gian bên gia đình.

Nhưng sau khoảng sáu tháng, thấy tình hình không ổn, tôi đành phải tìm những công việc khác để mưu sinh. Tôi bắt đầu dùng mối quan hệ của mình với bạn bè, đồng nghiệp ở nước ngoài để bán hàng online, cũng nhờ sự yêu mến và ủng hộ của nhiều khách đã đi tour với tôi trước đó nên công việc cũng tạm ổn, có thể kéo dài được sự chịu đựng, chờ ngày quay lại đường tour.

Không dừng ở đó, tôi lại tiếp tục tham gia vào ngành bảo hiểm nhân thọ với mong muốn có thêm thu nhập để cho gia đình có cuộc sống tốt hơn. Chỉ mới gia nhập vài tháng, nhưng hiện nay công việc này của tôi có thể nói tạm ổn.

Anh Lưỡng (thứ 2 từ phải) trong một buổi tư vấn trực tuyến về các sản phẩm bảo hiểm của công ty anh đang tham gia. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, cũng nhờ dịch mà tôi biết mình rất yêu, rất nhớ công việc hướng dẫn viên của mình mà có lúc đã từng thực sự cảm thấy mệt mỏi, ngán ngẩm với nó. Ở nhà quá lâu và không biết khi nào mới được đi tour trở lại, trong tôi luôn có cảm giác cuồng chân, bứt rứt và thật khó chịu.

Những lúc như vậy, tôi chỉ biết xem lại những tấm hình, những đoạn clip mà mình đã ghi lại trong những chuyến đi hay là lên internet, xem thêm thông tin về những nơi mình đã đi qua để đỡ nhớ nghề.

Anh Lưỡng trong những buổi lên lớp online với sinh viên. Ảnh: NVCC

Số tôi cũng thật may mắn, nhờ có tấm bằng Thạc sĩ Du Lịch mà tôi đã học trước đây, một Trường Đại học ở TPHCM đã nhận tôi vào giảng dạy ở Khoa Du lịch. Công việc mới cho tôi nhiều niềm vui. Được chia sẻ cho các bạn sinh viên những kiến thức cũng như kinh nghiệm tích góp được trong suốt 15 năm đi làm đã cũng giúp tôi giữ được “lửa nghề” và cũng học thêm được rất nhiều từ các bạn sinh viên. Đây cũng là động lực để tôi phải đầu tư, nghiên cứu kỹ hơn nhiều vấn đề mà mình chưa rõ trước đây.

Đã xa nghề du lịch gần hai năm, thật sự tôi luôn vẫn luôn nhớ đến công việc này, một công việc đã cho tôi cơ hội đặt chân đến năm châu bốn bể. Tôi vẫn hy vọng, dịch sẽ đi qua sớm, mọi người dân được an toàn, sớm ổn định lại công việc và tôi cùng anh em đồng nghiệp lại sẽ được quay lại với những chuyến đi đầy thú vị.

Nguyễn Đại Lưỡng


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn