Du lịch giữa mùa dịch: Chiếc bụng đói “ăn sập” đặc sản của Tam Đảo

Chắc hẳn sẽ có nhiều tín đồ đam mê du lịch đang thắc mắc và tò mò xem Tam Đảo có gì ngon? Vậy hãy cùng mình điểm qua các món ăn ở khu du lịch nổi tiếng này nhé.

Đồng hành với mình là cô bạn thân xinh đẹp đến từ vùng đất Trà Vinh và anh bạn đến từ miền đất mũi Cà Mau. Sau khi bảo lưu đại học, mình về lại Vĩnh Phúc. Vì nhớ nhau nên hai đứa bạn thân đã đặt vé và bay ra thăm mình. Mình quyết định dẫn hai bạn trải nghiệm địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Vĩnh Phúc, đó là núi Tam Đảo.

 Tam Đảo được chia thành các các khu du lịch lớn nhỏ khác nhau, bạn có thể tham quan nhà thờ Đá, trung tâm Tam Đảo, Thác Bạc, đài truyền hình… Thời tiết ở Tam Đảo vào mùa hè thì mát mẻ hoặc se se lạnh, còn vào mùa thu và mùa đông thì lạnh buốt và sương mù dày đặc.
Tam Đảo mờ sương vào buổi sáng sớm. Ảnh: Hoài Linh
Tam Đảo mờ sương vào buổi sáng sớm. Ảnh: Hoài Linh

Vào thời tiết như thế thì ăn bánh cuốn nóng và bánh tro, đặc sản nơi đây là “ngon bá cháy”. Hai loại bánh này được làm từ bột gạo và gạo nếp trồng trên vùng non cao. Sau khi gọi món bánh cuốn nóng, chủ quán sẽ cuốn ngay tại chỗ để thưởng thức, cách làm loại bánh này gần giống với bánh ướt của Sài Gòn. Loại bánh thứ 2 là bánh tro, cách làm đặc biệt hơn từ vỏ đỗ và măng tre phơi khô, bánh không có nhân, ăn chấm với mật thì thật là ngon hết sảy.

Thưởng thức món ăn đặc sản ở Tam Đảo trong khung cảnh đẹp. Ảnh: Hoài Linh
Thưởng thức món ăn đặc sản ở Tam Đảo trong khung cảnh đẹp. Ảnh: Hoài Linh

Đi qua hai loại bánh ngon bổ dưỡng thì không thể bỏ quên ngọn rau su su, nổi tiếng khắp 3 miền, được trồng trên vùng đất đồi cằn cỗi. Ngọn rau giòn, mát và hương vị rất tự nhiên. Ăn miếng su su vào miệng cảm giác được vị ngọt thanh của thiên nhiên ban tặng. Loại rau này được xào tỏi ớt, ướp gia vị để nướng hoặc luộc thì hương vị của nó cũng không thay đổi.

Ai đã từng ghé thăm Tam Đảo, chắc sẽ không quên món các suối (cá bống, cá tầm) chiên giòn, ăn kèm với cơm lam ống. Cái vị nó lạ lùng, “ngon nhức nách” là tiếng hét lên của tụi bạn thân tôi khi ăn hai món này. Giá cả thì hợp lý, một bữa ăn gồm đầy đủ thịt gà đồi, cơm lam, cá suối, su su xào, thịt nướng ngoài ra còn tặng kèm mì tôm và thịt lợn cuốn nấm kim châm để nhúng lẩu mà giá chỉ với 250 ngàn đồng một bữa cho 4 người ăn.
Ngoài những món ăn đặc sản nổi bật thì những món ăn vặt không kém phần nổi tiếng như hạt dẻ, thanh mai dây, dâu tây, trái cây tươi…
Hết dịch, bạn hãy cho Tam Đảo một cái hẹn nhé, các món ăn hấp dẫn đang chờ đợi chiếc bụng đói của bạn đó!
Hoài Linh

Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn