Đèo Hải Vân – địa điểm phượt siêu hấp dẫn không thể bỏ qua

Đèo Hải Vân mang trong mình một vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở nhưng không kém phần đẹp xinh quyến rũ. Nơi này là một trong những cung đường độc đáo và ấn tượng bậc nhất trên thế giới.
Đèo Hải Vân nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Uy

 

Đèo Hải Vân nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Uy

Đèo Hải Vân có tên gọi khác là đèo Ải Vân (do trên đỉnh đèo ngày xưa có một cửa ải, nay vẫn còn di tích) hay đèo Mây ( do trên đây thường xuyên có mây bao phủ). Là cung đường đèo chạy men theo ngọn núi Hải Vân, thuộc dãy Bạch Mã, một phần nhánh của dãy Trường Sơn đâm thẳng ra biển.

Ảnh: Lê Uy

 

Ảnh: Lê Uy

 

Trên một cung đường đèo uốn lượn. Ảnh: Lê Uy

Con đèo có tổng chiều dài chừng hơn 20 km và điểm cao nhất khoảng chừng 500 mét so với mực nước biển. Là ranh giới ngăn cách giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 20 km và thành phố Huế khoảng 80 km, đèo được khai phá và xây dựng vào thời thực dân Pháp với mục đích làm tuyến đường giao thông chính nối 2 miền Bắc Nam để vận chuyển vũ khí và lương thực phục vụ cho chiến tranh. Về sau thì con đèo này được tu sửa lại để làm tuyến giao thông huyết mạch của cả nước.

Hải Vân quan. Ảnh: Lê Uy

 

Hải Vân quan. Ảnh: Lê Uy

Một công trình kiến trúc cổ nằm trên đỉnh đèo tên là “Hải Vân quan” được xây dựng từ thời nhà Trần và được tu sửa vào thời vua Minh Mạng. Ngày xưa nơi đây được xem là cửa ải ngăn cách 2 tỉnh, nơi đây luôn luôn có lính canh nghiêm ngặt, khi qua đây người dân phải xuất trình giấy tờ mới qua. Đến thời kỳ chiến tranh thì đây trở thành đài quan sát do nằm ở vị trí rất cao có thể quan sát được các hoạt động xung quanh.

Đèo Hải Vân đẹp hùng vĩ. Ảnh: Lê Uy

 

Ảnh: Lê Uy

Đèo Hải Vân là một con đường từng lọt top những đường đèo đẹp nhất thế giới và cũng thuộc top những con đèo hiểm trở nhất Việt Nam hiện nay. “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” là một biệt danh được vua Lê Thánh Tông đặt trong một lần ông đi công du qua đoạn đèo này.

Ảnh: Lê Uy

 

Ảnh: Lê Uy

Với những người có đam mê muốn săn mây trên đèo như tôi thì có thể chọn đi vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà. Dọc đường đèo một bên là vực sâu thăm thẳm, bên kia là núi cao chót vót thật sự là non nước hữu tình. Cảm giác ngồi trên đỉnh đèo nhìn ra biển cả thật là bao la rộng lớn, khung cảnh bình yên đến nỗi chạm đến và an ủi tâm hồn của con người.

Lê Uy


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn