Du lịch giữa mùa dịch: “Quậy banh” Vũng Tàu 2 ngày chỉ khoảng 700.000 đồng

Vũng Tàu từ lâu đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển trải dài cuốn hút cùng với nhiều điểm tham quan đẹp, tạo cảm giác bình yên đến thơ mộng.
Một góc chill.

Vũng Tàu nằm cách TPHCM khoảng 100km, là địa điểm tuyệt vời cho những chuyến đi ngắn ngày hoặc trong ngày sau những buổi làm việc căng thẳng. Đây cũng chính là điểm để bạn thư giãn, nghỉ mát cùng gia đình vào dịp cuối tuần.

Để đến được Vũng Tàu, hiện nay có nhiều sự lựa chọn với nhiều phương tiện. Riêng mình chọn xe máy vì tiện đi lại và chi phí khá phù hợp cho những đam mê khám phá trải nghiệm bụi đường như mình.

Dưới đây là lịch trình và những trải nghiệm của bản thân trong chuyến đi Vũng Tàu 2 ngày 1 đêm của mình và nhóm bạn.

Ngày 1: Mình xuất phát tại Sài Sòn hướng quốc lộ 1A vào quốc lộ 51 đi Vũng Tàu và ăn sáng trên đường đi hết 60.000 đồng. Tới nơi mình chạy một vòng bãi sau rồi ghé vào quán lẩu ăn trưa hết 400.000 đồng, có rất nhiều quán cho bạn lựa chọn.

Cung đường để lên tượng chúa Kito từ hướng bãi biển Thùy Vân.

Ăn xong mình nhận phòng và thanh toán luôn tiền phòng tại quầy hết 235.000 đồng, về phòng nghỉ ngơi. Chiều bọn mình lên đồi Con Heo hóng gió biển chụp vài tấm hình rồi xuống tắm biển. Trên đường đi bọn mình có vào quán cháo lòng ăn xong mới xuống biển tắm. Tại quán có cháo hàu, cháo lòng, cháo mực với giá 30.000 đồng/tô nhưng vì cháo nào bọn mình cũng thích nên gọi liền 3 tô cháo thập cẩm và 3 cái quẫy hết 165.000 đồng.

Ăn xong bọn mình tắm biển vừa lúc trời cũng mưa to, bọn mình vừa tắm biển vừa tắm mưa luôn. Một lúc sau mưa cũng tạnh, bọn mình chạy đi mua bạch tộc nướng lát về phòng tắm rửa xong ăn, tiền nướng và bạch tuộc hết 230.000 đồng.

Tô cháo lòng thập cẩm.

Buổi tối bọn mình mua vài lon bia và ít bánh, trái cây ra bãi biển dạo và thưởng thức, tổng thiệt hại hết 129.000 đồng. Ngồi chơi đến 23:00, bọn mình về phòng và thưởng thức thêm món tàu hủ nóng hết 30.000 đồng. Về tới phòng cài báo thức sáng dậy sớm ngắm bình minh nhưng không ai dậy nổi hết, đành ngủ thẳng giấc luôn.

Ngày 2: Thức dậy cũng gần 8:00 nên bọn mình đi ăn sáng ở một quán phở gần khách sạn hết 90.000 đồng. Ăn xong bọn mình lên tượng chúa Kito tham quan chụp ảnh sau đó lên ngọn hải đăng ăn trứng lòng đào nhưng do mình đi vào thời điểm du lịch nên quán khá đông nên bọn mình về mũi Nghinh Phong chụp ảnh và uống nước gần đó hết 65.000 đồng.

Đến trưa, cả nhóm đi ăn bánh khọt. Chiều bọn mình về lại Sài Gòn, trên đường về có ghé bánh canh Long Hương ăn hết 180.000 đồng.

Lẩu cá đuối trứ danh Vũng Tàu.

Tổng thiệt hại cho 3 đứa là khoảng 1.824.000 đồng. Vị chi mỗi đứa chỉ tốn khoảng 600.000 đồng, chưa bao gồm tiền xăng. Tiền xăng đi và về của mình hết 100.000 đồng.

Trên đây là trải nghiệm của mình, mọi người có thể tham khảo. Chúc các bạn có một chuyến đi thật vui sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Nam Phạm


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn