Mê mẩn Đắk Mai 1, dòng thác mờ ảo giữa núi rừng Bình Phước

Nằm cách TPHCM khoảng 200 km, giữa ngút ngàn màu xanh núi rừng Bình Phước, thác Đắk Mai 1 ẩn hiện, cuồn cuộn trắng xóa, đây sẽ là điểm đến cho những du khách đam mê khám phá vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng và mong muốn hòa nhập với thiên nhiên.

Trên dòng Đắk Mai hay Đắk Woai chảy từ Tây Nguyên xuống Nam bộ có nhiều dòng thác lớn nhỏ khác nhau, trong đó có thác Đắk Mai 1 (phân biệt với thác Đắk Mai 2 cùng ở Bình Phước), dòng thác này còn được gọi là Đắk Woai. Theo đồng bào S’Tiêng, chữ Đắk có nghĩa là nước, riêng Mai” hay “Woai” thì chưa có cách giải thích nào được ghi nhận chính thức, nhiều người cho rằng hai chữ này có nghĩa là hiền hòa.
Thác Đắk Mai 1 nằm ở thôn 8, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.

Hai giếng trời giữa thác
Thác Đắk Mai 1 nằm ở thôn 8, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước, cách trụ sở Ban quản lý Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập khoảng 5km về hướng Đông Nam. Thác được hình thành do sự mở rộng diện tích và thay đổi độ cao đột ngột của dòng suối Đắk Mai, bắt nguồn từ xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông chảy theo hướng Tây Nam xuyên qua cánh rừng bạt ngàn, đến địa phận Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước thì đổi hướng chảy theo hướng Nam.
Thác nước trắng xóa tạo nên khung cảnh mờ ảo giữa núi rừng.
Thác Đắk Mai 1 có chiều rộng mặt thác từ 25 – 45 m với độ cao từ 7 – 10 m. Mỗi mùa dòng thác này mang một vẻ đẹp khác nhau. Vào mùa mưa lượng nước đổ về khá lớn, từng khối nước đổ xuống cuồn cuộn, dữ dội, tạo cho thác Đắk Mai 1 vẻ đẹp hùng vĩ. Vào mùa khô, lượng nước đổ về ít, nước trong hơn, thác Đắk Mai 1 trở nên hiền hòa, tĩnh lặng. Từ thác, những hơi nước mỏng li ti như màn sương giăng mờ, bao phủ dưới mặt nước tạo nên khung cảnh mờ ảo, thơ mộng.
Thác Đắk Mai 1 nhìn từ trên cao.
Đắk Mai 1 còn được gọi là Đắk “V Lú”, “V Lú” nghĩa là 2 giếng trời – hang có lỗ hổng và có nước chảy qua, đây là điểm đặc biệt có một không hai của thác. Giếng trời được hình thành do lực xoáy của dòng nước, hai giếng trời này nằm đối xứng nhau và đều nằm cách hai bờ tả ngạn, hữu ngạn khoảng 5 – 10m. Hai giếng trời này hút nước từ mặt thác và đổ xuống hai hang bên dưới. Đứng từ trong hang có thể nhìn thấy cột nước cuồn cuộn chảy xuống từ hai giếng trời tựa như hai “vòi sen khổng lồ”.
Hai giếng trời ở thác Đắk Mai 1
Giếng trời ở thác Đắk Mai.

Nơi lưu dấu lịch sử
Thác Đắk Mai 1 là một trong những dòng thác tự nhiên và còn khá hoang sơ ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực thác Đắk Mai 1 từng là căn cứ của Ban An ninh Khu 10 từ tháng 10 đến 12-1966, đây là lực lượng tiền thân của Công an Sông bé cũ, nay là tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Tại đây, ban tham mưu đã phát động toàn dân nâng cao tinh thần cảnh giác, nhận thức âm mưu, đập tan các thủ đoạn của địch, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Trung ương Cục và Khu ủy.
Rất nhiều du khách đến đây vào cuối tuần để tắm thác và cắm trại.
Thác Đắk Mai 1 từng là căn cứ của Ban An ninh Khu 10 (từ tháng 10 đến 12-1966).
Giờ đây, thác Đắk Mai 1 trở thành một điểm đến hút chân du khách thích khám phá, trải nghiệm. Những dòng nước từ trên cao chảy xuống bao quanh lòng hang tạo sẽ tạo những cơn gió thổi dưới chân thác, dòng thác như một màn sương mỏng mờ ảo, đem đến cho du khách cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái khi đến đây.

Trường Giang

Phó giám đốc Tuyên truyền, Du lịch và Cứu hộ bảo tồn

tham gia chương trình “Dấu ấn xanh qua từng điểm đến”

“Dấu ấn xanh qua từng điểm đến” là chương trình giới thiệu các điểm đến xanh, các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần bảo tồn và gìn giữ văn hóa bản địa, tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương của các thành viên thuộc mạng lưới Sáng kiến Điểm đến An toàn.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn