Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau – vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc

Thông tin thành viên
Tên đơn vị: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Lĩnh vực: Quản lý, bảo vệ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; tổ chức hoạt động du lịch sinh thái; truyền thông giáo dục môi trường; hỗ trợ phát triển sinh kế cho cộng đồng địa phương.
Địa chỉ liên lạc: ấp Rạch Tàu Đông, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.
Điện thoại: 02903870545
Mã số thuế: 2000716157
Email: vqgmuicamau@yahoo.com.vn 
Website: https://vuonqgmcm.camau.gov.vn 
Thông tin người đại diện pháp luật: Lê Văn Dũng – Giám đốc

 

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau – vùng đất địa đầu cực nam của Tổ quốc, “Nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”. Nơi đây được ghi nhận là có vị trí quan trọng trong thư mục các vùng đất ngập nước của các nước Đông Nam Á và nhiều tư liệu bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường của thế giới.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thành lập vào ngày 14-7-2003, là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, với tổng diện tích tự nhiên 41.862 ha (diện tích phần trên đất liền: 15.262 ha và diện tích phần ven biển: 26.600 ha và vùng đệm là 8.194 ha), có tọa độ địa lý: từ 8032′– 8049’ vĩ độ Bắc, từ 104040’ đến 104055’ kinh độ Đông thuộc địa phận hành chính các xã Đất Mũi, Viên An (huyện Ngọc Hiển) xã Lâm Hải, xã Đất Mới (huyện Năm Căn) và xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân). 

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có nhiệm vụ quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch sinh thái; truyền thông giáo dục môi trường, hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng dân cư địa phương… Nơi đây đã được công nhận nhiều danh hiệu quốc tế: Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau (2009); Khu Ramsar thứ 2088 của thế giới (2012).

Biểu tương pano Mũi Cà Mau.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có vị trí địa lý tự nhiên rất đặc biệt và độc đáo: là nơi đánh dấu điểm cực Nam của lãnh thổ Việt Nam trên đất liền, có 3 mặt giáp biển (phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây và Nam giáp với vịnh Thái Lan) với chiều dài bờ biển trải dài từ đông sang tây là 67,4 km. 

Mũi Cà Mau – nơi chuyển tiếp giữa biển Tây và Biển Đông.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, nơi duy nhất ở Việt Nam là điểm giao thoa giữa biển Tây và biển Đông, tạo nên chế độ thủy triều rất đặc trưng của vùng là bán nhật triều không đều ở biển Đông và nhật triều không đều ở biển Tây.

Khám phá rừng ngập mặn ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích bãi bồi ngập triều lớn, không ngừng mở rộng một cách tự nhiên được hình thành từ sự bồi lắng phù sa nhanh, do hệ thống dòng chảy của biển Đông và dòng chảy của biển Tây, với sự góp phần của 2 con sông lớn là sông Cái Lớn và sông Bảy Háp tạo nên. Bãi bồi Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là nơi cung cấp các điều kiện phù hợp cho sự di cư, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động vật thủy sinh, vừa là nơi lưu trữ nguồn gen có giá trị bảo tồn cao và là điểm dừng chân, trú ngụ cho nhiều loài chim nước di cư.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có giá trị cao về đa dạng sinh học với hệ sinh thái khá đa dạng và phong phú: 27 loài cây ngập mặn; 122 loài chim, 29 loài thú, 43 loài bò sát, 10 loài lưỡng cư, 149 loài cá; 24 loài tôm…trong đó có nhiều loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như: bồ nông chân xám, giang sen, cò trắng Trung Quốc, rắn hổ mang chúa, rái cá lông mũi…

Dù dì Phương Đông. 
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có giá trị cao về đa dạng sinh học.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có cảnh quan thiên nhiên trù phú, những khu rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên, khu bãi bồi lấn biển với hệ thống sinh vật đa dạng. Đặc biệt, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là nơi mà du khách ngắm mặt trời mọc lên ở Biển Đông và lặn ở biển Tây. 

Khu du lịch Mũi Cà Mau là điểm địa đầu cực Nam Tổ quốc mang đậm giá trị ý nghĩa về tinh thần đối với người dân Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung. Nơi đây có nhiều công trình biểu tượng mang ý nghĩa quốc gia như: Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001, tiểu cảnh pano Mũi Cà Mau; cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau, Mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh, Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng mẹ…

Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ, nơi diễn ra Lễ hội Tri ân Đức Quốc tổ 6/3 âm lịch.

 

Mốc điểm cuối tuyến đường Hồ Chí Minh trên đất liền.
Cột cờ Hà Nội tại Khu du lịch Mũi Cà Mau.

Đến với Khu du lịch Mũi Cà Mau, du khách có thể trải nghiệm chuyến đi “cảm giác mạnh” vùng sông nước trên các tuyến du lịch xuyên rừng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau để tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, len lỏi dưới tán rừng, thử cảm giác bước đi trên từng “chang Đước” đan xen vào nhau, cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của rừng, của và tìm hiểu quá trình diễn thế tự nhiên trên đất bãi bồi ở Biển Tây “Mắm đi trước, Đước theo sau”. 

Du khách trải nghiệm giăng lưới bắt cá tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Bên cạnh đó, du khách không thể bỏ qua hoạt động trải nghiệm sinh hoạt thường nhật cùng dân địa phương (bắt ba khía, xổ vuông, mò sò, bắt vọp, đặt lọp cua, đặt cá thòi lòi…) cũng như thưởng thức các món ăn từ sản vật đặc trưng của vùng rừng ngập mặn tại các điểm du lịch sinh thái cộng đồng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau để cùng thưởng thức, cảm nhận được những sự khác biệt và đặc sắc của vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn