Thăm lồng bè nuôi tôm hùm trên vũng Gành Đỏ, Phú Yên

Vũng Gành Đỏ là một vũng biển nhỏ nơi phía Nam vịnh Xuân Đài, ngay chân đèo Gành Đỏ trên QL1A, thị xã Sông Cầu, Phú Yên. Có lẽ vì thế cư dân nơi đây quen gọi nó là vũng Gành Đỏ chứ ít gọi đúng tên “Vũng Lắm” của nó.

“Thủ phủ” tôm hùm của Phú Yên

Thị xã Sông Cầu được mệnh danh là “thủ phủ tôm hùm” của Phú Yên với hàng loạt lồng bè nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài.

Vũng Gành Đỏ (Vũng Lắm), thị xã Sông Cầu, Phú Yên. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Trong một chuyến đi ngắn về xứ “hoa vàng cỏ xanh”, tình cờ chúng tôi nhận được một lời mời từ “thổ địa” ra thăm lồng bè nuôi tôm hùm trên vũng Gành Đỏ, phía Nam vịnh Xuân Đài.

Chúng tôi xuất phát từ thành phố Tuy Hòa theo QL1A ra phía Bắc gần 50km, tới cuối đèo Gành Đỏ thì rẽ theo con đường nhỏ xuống chân núi Cấm, sát mép biển, nhìn thẳng ra cù lao Ông Xa khá gần bờ.

Sau cuộc điện thoại của anh Bé chủ bè, chiếc thuyền thúng gắn máy từ ngoài khu lồng bè bắt đầu “tạch tạch” nổ máy chạy vào bờ, chở chúng tôi ra biển.

Các lồng bè nuôi hải sản trên biển Vũng Gành Đỏ. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Vũng Gành Đỏ sóng lặng như mặt hồ, nước trong xanh, gió nhè nhẹ. Trên mặt biển rất nhiều các lồng bè nuôi tôm hùm. Các lồng bè được đặt trên hệ thống phao nổi, và bè nào cũng có một căn chòi nhỏ làm chỗ ở cho những người trông bè, cho tôm, cá ăn.

Bữa tiệc hải sản trên sóng dập dềnh

Tôm hùm và cá tươi rói được bắt lên. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Ra đến bè là mọi người tỏa ra xem, ngắm các ô nuôi tôm, cá và các loại hải sản khác. Để chuẩn bị cho bưa trưa ngay tại bè, người chủ hiếu khách đã bắt lên nhiều tôm hùm cùng các loại hải sản có tại bè. Trong đó còn có một chú cái tai bò to – một loại cá có thị ăn rất ngon và không phải lúc nào cũng có thể đánh bắt được.

Cá tai bò – một loại cá rất ngon và ít khi đánh bắt được. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Khi các “nguyên liệu” được chị chủ bè đưa xuống, các đầu bếp – vốn ngày thường chính là những người chăm sóc lồng bè – bắt tay ngay vào công việc chế biến.

“Tiệc” hải sản được bày ngay trên sạp bè giữa biển. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Không lâu sau đó, một bữa tiệc hải sản tuyệt vời được bày ra ngay trên sạp lồng bè, với những con tôm hùm đỏ au, bề bề chắc thịt cùng một số loại hải sản khác vô cùng hấp dẫn. Rau xanh, và nước chấm do chính tay các ngư dân pha chế, cuốn với cá hấp ngọt thơm.

Ngô Hòa Nam

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn