Người làm du lịch đang làm gì để giữ ngọn lửa đam mê với nghề?

Bằng rất nhiều cách khác nhau, những người đang làm trong lĩnh vực du lịch, dù phải chuyển đổi công việc hoặc làm thêm việc khác vì cuộc sống mưu sinh nhưng vẫn dành thời gian để “nuôi hy vọng ngày du lịch trở lại”.
Dịch bệnh Covid-19 khiến anh Huỳnh Công Hiếu (giữa), Phó chủ tịch Chi hội HDV Du lịch TPHCM phải mở thêm quán ăn nhỏ để mưu sinh, kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình. Ảnh: thanhnien.vn

Dịch bệnh Covid-19 đã khiến hoạt động du lịch bị ảnh hưởng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tháng 5-2021, doanh thu du lịch lữ hành chỉ đạt 387 tỉ đồng, giảm 53,5% so với tháng trước và giảm 17,8% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, doanh thu của ngành chỉ đạt 4.300 tỉ đồng, giảm 48,2% so với cùng kỳ.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 5, Việt Nam chỉ đón 13,4 ngàn lượt khách quốc tế (đây là những du khách nhập cảnh vào Việt Nam theo diện chuyên gia nhập để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp – PV). Lượng du khách này, so với tháng 4-2021 giảm 30,8% và giảm hơn 40% so với tháng 5-2020. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam chỉ đón được 81 ngàn lượt khách quốc tế, giảm gần 98% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tới thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid-19 đã xuất hiện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Một số địa phương, tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh thực tế đã bắt đầu nới lỏng những quy định về phòng chống dịch đối với người dân nội tỉnh; cho phép một số dịch vụ, điểm tham quan mở cửa để phục vụ du khách tại địa phương.

Ông Trần Văn Long, Giám đốc Công ty Du lịch Việt bên xưởng khẩu trang hoạt động được hơn một năm qua. Ảnh: vnexpress.net

Tuy nhiên, cũng có nhiều tỉnh thành vẫn đang áp dụng Chỉ thị 15 về phòng chống dịch Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ. Thậm chí, TPHCM đang phải áp dụng Chỉ thị 10/CT-UBND về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn.

Theo báo cáo của Sở Du lịch TPHCM mới đây, thành phố đã có khoảng 171 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải rời thị trường.

Dịch bệnh Covid-19 trong hơn một năm qua đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch. Tuy nhiên, với những người yêu nghề, tâm huyết với du lịch, họ vẫn dành thời gian để “nuôi hy vọng ngày du lịch trở lại”.

Nguyễn Nam

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn