Ngắm khu cà phê ẩn mình giữa cao nguyên Di Linh

Nằm trên đỉnh núi cao 1.000 m so với mực nước biển, bao quanh bởi núi non trùng điệp, phía trước là dòng sông Đồng Nai uốn lượn, có thể nói khu cà phê, nghỉ dưỡng De’Mahi (thành viên chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn) là điểm đến ấn tượng với du khách khi muốn trải nghiệm cảm giác gần gũi với thiên nhiên, hòa mình vào khung cảnh rừng núi.

De’Mahi được xây dựng trên nền núi cao 1.000 m so với mực nước biển, bên cạnh sông Đồng Nai.

Cách TPHCM hơn 260 km, khu cà phê De’Mahi nằm ở thôn Lộc Châu 1, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, Lâm Đồng. Nơi đây quanh năm có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 18-25 độ C. Du khách khi đến đây sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch “săn” mây, ngắm bình minh, hoàng hôn… Không chỉ vậy khu cà phê, nghỉ dưỡng có lối kiến trúc cổ điển phương Tây, do vậy có rất nhiều góc chụp ảnh đẹp.

Các bạn trẻ uống cà phê và ngắm cảnh từ De’Mahi.

De’Mahi được xây dựng với dựa trên việc tôn trọng và gìn giữ thiên nhiên, du khách khi đến đây sẽ như lạc vào “khu rừng”. Với diện tích rộng khoảng 2 ha, khi xây dựng nơi đây đã giữ lại những cây cà phê sẵn có, ngoài ra còn trồng khôi phục 3.000 cây thông bản địa, tạo nên một không gian xanh giúp du khách có cảm giác hòa mình thiên nhiên.

De’Mahi lung linh giữa cao nguyên Di Linh.

Sức hấp dẫn của De’Mahi với du khách còn nhờ cung cấp những món ăn sạch, đậm chất địa phương. Khu cà phê, nghỉ dưỡng này có những vườn rau hữu cơ nhờ đó có thể tự chuẩn bị cho nhà hàng, ngoài ra  còn chế biến thành các sản vật địa phương như các loại rau củ, trái cây sấy.

Cùng với việc gìn giữ tự nhiên, De’Mahi còn thường xuyên tổ chức bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc ít người. Vùng Di Linh là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người như K’Ho, Châu Mạ, Hoa, Nùng, Chu Ru, Sán Dìu, Ra Glai, Tày, Mường… Tại không gian De’Mahi những buổi giao lưu, sinh hoạt cồng chiêng Tây Nguyên, tổ chức buổi làm đồ thủ công với sự hướng dẫn của các nghệ nhân để đan gùi, dệt thổ cẩm hướng dẫn cho du khách.

Sự gắn kết của các yếu tố tự nhiên và văn hoá đã tạo nên một không gian đậm bản sắc, khơi gợi sự tìm hiểu, khám phá của du khách.

Ngọc An

tham gia Dấu ấn xanh qua từng điểm đến

“Dấu ấn xanh qua từng điểm đến” là chương trình giới thiệu các điểm đến xanh, các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần bảo tồn và gìn giữ văn hóa bản địa, tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương của các thành viên thuộc mạng lưới Sáng kiến Điểm đến An toàn.

 

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã gây nhiều khó khăn cho ngành du lịch và đặt ra thách thức khi du lịch hồi phục dần là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch an toàn, đồng thời liên kết với nhau để hỗ trợ và quảng bá đến du khách, đối tác, chuỗi giá trị ngành du lịch và cộng đồng.

 

Thời báo Kinh tế Sài Gòn đưa ra chương trình “Sáng kiến điểm đến an toàn” nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng các quy chuẩn an toàn cho điểm đến của mình và liên kết với nhau mà báo sẽ làm cầu nối và truyền thông đến công chúng.

 

“Sáng kiến điểm đến an toàn là chương trình do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phát động, tập hợp các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của ngành du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không, danh lam thắng cảnh cùng mục tiêu xây dựng ngành du lịch an toànthân thiện; tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn an toàn, phòng chống các rủi ro có thể xảy ra do dịch bệnh, giúp doanh nghiệp và du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

 

Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) là nhóm báo gồm ba tờ báo tiếng Việt (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, Sài Gòn Tiếp thị Online); hai tờ báo tiếng Anh (Saigon Times Weekly, The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận là Saigon Times Club và Saigon Times Foundation. Trong 30 năm qua, chúng tôi thường xuyên tổ chức các “Chương trình vận động xã hội” phục vụ cho định hướng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và “Sáng kiến điểm đến an toàn” nằm trong định hướng này.

 

Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ông/Bà để Thời báo Kinh tế Sài Gòn thuận tiện trong việc thực hiện chương trình.

Trân trọng kính chào ./.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn