Khi “hòn đảo thiên đường” không thể chờ đợi thêm

Quốc gia Indonesia đang đối mặt với đợt bùng dịch lần ba, nhưng vẫn quyết mở cửa du lịch Bali – nơi được mệnh danh là hòn đảo thiên đường. Giới chức trách nước này xem đó như chương trình thí điểm sống chung với đại dịch và để cứu nền kinh tế đang lao dốc vì đại dịch.
Đoàn khách Việt Nam của công ty du lịch Pys Travel tại Bali tháng 2-2020. Ảnh: Thanh Thu

Cả nước có gần 37.500 ca nhiễm và là mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ tháng 8-2021. Ngày 7-2, khu vực Jakarta, Bali, Yogyakarta và Bandung ở Tây Java được xếp vào mức hạn chế xã hội cao. Điều này khiến các trung tâm thương mại, nhà hàng chỉ hoạt động với 60% công suất và với các đền thờ là 50%, theo South China Morning Post.

Tuy nhiên, giới chức nước này nhấn mạnh việc không ban hành thêm các hạn chế ở đảo Bali hay nhiều đảo khác và mở cửa hoàn toàn đảo Bali với quốc tế từ 4-2. Họ cho rằng quốc gia đã chuẩn bị kỹ càng so với mùa hè năm ngoái, khi biến thể Delta khiến hệ thống y tế nước này rơi vào khủng hoảng.

Bà Nia Niscaya, Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo, mô tả việc mở cửa Bali là “kế hoạch thí điểm”. “Chúng tôi phải xây dựng lòng tin, phải mở cửa lại đón khách quốc tế. Nếu không, chúng tôi không thể biết được mình có thể đạt được gì hoặc cần cải thiện những gì để khởi động lại du lịch ở Bali trong đại dịch”, bà Niscaya chia sẻ thêm.

Để hút khách đến Bali, chính phủ Indonesia đang đưa ra chương trình cách ly 5 ngày. Trong thời gian này, du khách có thể rời phòng tại một trong 5 khách sạn được phê duyệt trên đảo để tham gia vào các hoạt động công cộng, trong các khu vực dành riêng cho mình, chủ yếu được cung cấp hoạt động yoga vào buổi sáng, tô tượng, thiền hoặc học các lớp nấu ăn.

Khách du lịch cũng có thể chọn nhâm nhi đồ uống trong các biệt thự riêng, nơi có thể làm mọi thứ miễn là không bước ra khỏi khu phức hợp. Chi phí cho 5 ngày này khoảng 700 – 1.000 đô la Mỹ (khoảng 16-23 triệu đồng). Những khách sạn này cung cấp đầy đủ nơi dành riêng cho khách du lịch đang cách ly, và cả nơi ở của nhân viên. Do đó, nhân viên sẽ không tiếp xúc với người ngoài, ngoại trừ khách du lịch. Điều này được tin rằng sẽ làm ngăn chặn sự lây nhiễm dịch bệnh ra ngoài cộng đồng.

Dù cho rủi ro cao

Bà Niscaya nói rằng Indonesia đang dựa vào các quy trình nghiêm ngặt bảo vệ sức khỏe, tỷ lệ tiêm chủng cao để ngăn chặn sự lây lan.

Dân số Bali hơn 4,2 triệu người, hiện tỷ lệ tiêm chủng hơn 100% (do tính cả tiêm cho những người nước ngoài), tỷ lệ nhập viện do trở nặng thấp. Đây là tỷ lệ tiêm chủng cao thứ hai, sau Jakarta. “Đừng lo lắng nếu số ca bệnh tăng nhiều. Điều quan trọng là tỷ lệ nhập viện, tử vong thấp so với làn sóng dịch bệnh trước đó. Mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát”, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin nói.

Dù vậy, nhà dịch tễ học, tiến sĩ bác sĩ Dicky Budiman Đại học Griffith, Australia cho biết việc mở cửa biên giới của Bali vẫn là “rủi ro cao”. Bali có tỷ lệ tiêm chủng rất tốt nhưng ông Budiman cho rằng không nên chủ quan, nhất là nguy cơ cộng đồng không tự giác trong việc tuân thủ các quy trình y tế.

Ngoài ra, nếu chính phủ không thể kiểm soát được chặt chẽ những ca nhiễm mới, thì việc mở lại vẫn gặp rủi ro. Budiman dự đoán đợt bùng phát thứ ba này sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 2, hoặc đầu tháng 3. Ông lo lắng hệ thống y tế ở hai nơi này, vốn chỉ được đánh giá là trung bình, sẽ bị quá tải dù biến thể Omicron có tỷ lệ nhập viện thấp.

Bali không thể chờ đợi thêm

Nhiều chuyên gia cho rằng động thái mở cửa đón du khách từ đầu tháng 2 vẫn là một rủi ro cao. Số khác lại nói rằng, không có thời điểm nào gọi là hoàn hảo để mở cửa trong bối cảnh dịch bệnh.

Khi được hỏi về quyết định cho phép các chuyến bay thẳng quốc tế đến Bali trong bối cảnh biến chủng Omicron đang bùng phát, Chính phủ Indonesia cho rằng chúng ta đang sống chung với dịch bệnh. Nếu đợi Covid-19 hoàn toàn bị xóa sổ thì sẽ không bao giờ biết được Bali bao giờ mới mở cửa. “Đây là nỗ lực để chúng tôi thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Phải thử trước, rồi mới đánh giá sau”, phát ngôn từ đại diện nhà chức trách cho hay.

Ngành du lịch Bali đã ca ngợi việc mở cửa lại và chào đón chương trình. Trước dịch, du lịch đóng góp 66% nền kinh tế của hòn đảo, cùng một triệu việc làm. Nền kinh tế Bali giảm 2,4% vào năm 2020 và 9,33% vào năm 2021.

Du khách đến Bali tháng 2-2020. Ảnh: Thanh Thu

“Chính phủ không sợ khi mở cửa. Người dân Bali thì đánh giá cao việc này”, Putu Winastra, Chủ tịch Hiệp hội các cơ quan Du lịch & Lữ hành Indonesia tại Bali, nói. Điều quan trọng nhất cần làm bây giờ là duy trì các quy trình nghiêm ngặt về sức khỏe, kiểm soát dịch bệnh. “Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để mở cửa ? Không có thời điểm nào là thích hợp cả. Chúng ta có thể nhìn sang Thái Lan, họ mở của Phuket khi tỷ lệ tiêm chủng mới đạt 60% dân số địa phương. Nhưng họ vẫn dám mở cửa đón khách quốc tế”, ông Winastra cho biết thêm.

Hiệp hội bên cạnh việc hoan nghênh sáng kiến khởi động kỳ nghỉ của chính phủ còn hy vọng chính sách yêu cầu du khách cách ly 5 ngày sớm được xóa bỏ. Động thái này sẽ khuyến khích du khách ghé thăm nhiều hơn. “Nếu chỉ để có một kỳ nghỉ mà phải đối mặt với quá nhiều chính sách phức tạp, có thể nhiều người sẽ không đến Bali”, Winastra nói.

Theo ITB – Community.com, vì khách sạn đã bị ảnh hưởng bởi một đại dịch, chắc chắn là kết quả của ngành khách sạn, nó không thể chỉ là một cơ sở lưu trú. Các nhà cung cấp dịch vụ khách sạn cũng phải bắt đầu thích ứng để tồn tại, chẳng hạn như bằng cách cung cấp WFH (Work From Hotel), hoàn thành chứng chỉ CHSE (chứng minh độ an toàn và sạch sẽ của khách sạn) để cảm thấy yên tâm hơn trong kỳ nghỉ.

Để đạt được mục tiêu đó, du lịch nên tận dụng lợi thế của sự đổi mới công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xu hướng du lịch vượt qua đại dịch, chẳng hạn như du lịch ảo cho kỳ nghỉ trực tuyến.

Tương tự, xu hướng du lịch nhanh chóng ở Indonesia cũng ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp nhà hàng. Để tồn tại, tất nhiên, các ông chủ của ngành công nghiệp nhà hàng phải đổi mới phù hợp với hành vi và thói quen thay đổi của người tiêu dùng.

Khoảng 70% người sử dụng dịch vụ trực tuyến (giao hàng, mang đi và phục vụ ăn uống) vào thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, các nhà hàng nên cung cấp dịch vụ mang đi bằng cách sử dụng dịch vụ không tiếp xúc.

Người dân Indonesia cùng du khách tuân thủ tiêu chuẩn phòng dịch. Ảnh: ITB-Community

Trên thực tế, người ta cho rằng các khái niệm ngoài trời sẽ trở nên phổ biến khi đại dịch kết thúc. Điều này là do mọi người vẫn tuân theo các quy trình sức khỏe và giữ khoảng cách với người khác để giảm thiểu sự lây nhiễm virus.

Đây là một số chiến lược trong xu hướng khôi phục du lịch của Indonesia giữa đại dịch hoặc thậm chí cho đến khi đại dịch kết thúc. Với chiến lược này, đất nước này hy vọng sẽ đánh thức lại ngành du lịch và nền kinh tế sáng tạo ở Indonesia vốn đã bị tàn phá khi đại dịch xảy ra.

Thanh Thu tổng hợp

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn