Ghé thăm ngôi làng dưới lòng đất tại Quảng Trị

Đến thăm địa đạo Vịnh Mốc ở thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, du khách sẽ cảm nhận được sự chịu đựng gian khổ, sức sáng tạo không ngừng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Quảng Trị trong những năm chiến tranh.

 

 

Địa đạo Vịnh Mốc có chiều dài hầm gần 2km, được chia thành 3 tầng với từng chức năng khác nhau. Tầng 1 sâu cách mặt đất từ 10-12m, dùng để chiến đấu và hội họp. Tầng 2 có độ sâu từ 13-15m, là nơi ăn ở sinh hoạt của người dân. Tầng 3 có độ sâu từ 20-23 mét, là nơi tích trữ lương thực, vũ khí. Nơi đây được xem như một xã hội thu nhỏ dưới lòng đất nên được gọi là Làng Hầm.

 

 

Vào năm 1965, không quân và pháo binh Mỹ đã tàn phá huyện Vĩnh Linh, từ đó làng Vịnh Mốc bị đánh bom hoàn toàn. Tuy vậy, bà con nơi đây vẫn quan niệm “Một tấc không đi, một li không rời” và mỗi làng là một pháo đài kiên cố. Giữa bom rơi đạn lạc, thay vì rời đi thì người dân chuyển xuống lòng đất để sinh sống.

Trên mặt đất có gì thì dưới đất có đó, như hội trường thì có rạp chiếu bóng, nơi đây cũng là nơi diễn ra văn nghệ với sức chứa hơn 60 người. Ngoài ra, ở đây còn có trạm y tế, bệnh viện, trường học, giếng nước, khu Hoàng Cầm, kho gạo… Đặc biệt, dưới địa đạo có đến 92 hộ cùng nhau sinh sống.

 

 

Ở miền Nam có địa đạo Củ Chi để thực hiện lối đánh du kích nên diện tích khá nhỏ. Còn địa đạo ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị thì dùng để ở và chiến đấu nên có diện tích rộng và cao hơn rất nhiều.

Ông cha ta đã tính toán rất giỏi, các hầm tại làng địa đạo sẽ đón đầu ở những nơi có hướng gió để gió lùa vào trong hầm, mùa khô thì hầm mát mẻ mùa đông thì ấm áp. Để không bị phát hiện, người dân Vịnh Mốc ban ngày đi sản xuất trồng trọt, ban đêm đến sẽ bắt đầu đào hầm. Để xây dựng hầm địa đạo Vịnh Mốc phải đào hơn 6.000 mét khối đất đá, đất đá đào được sẽ mang đổ ra biển để nước biển cuốn trôi, sáng ra sẽ không còn một dấu vết nào nữa.

Trong vòng 2.000 ngày đêm dưới lòng địa đạo không hề có một người nào bị thương. Ngược lại, có một kỳ tích là 17 đứa trẻ được sinh ra dưới lòng địa đạo. Điều này minh chứng cho một sự kỳ diệu tại chính mảnh đất này.

Nếu có dịp, các bạn hãy ghé thăm địa đạo Vịnh Mốc quê tôi để hiểu rõ hơn về mảnh đất và con người Vĩnh Linh.

Mario Mario

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn