Đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho biết vấn đề được du khách quan tâm hiện nay là đi du lịch an toàn và Sở đang triển khai các biện pháp để khách cảm thấy an toàn khi đến TP.HCM du lịch.
Vấn đề du khách quan tâm hiện nay là đi du lịch có an toàn hay khôngẢNH: GIANG NGỌCSau 2 đợt dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động kinh tế, đời sống của người dân đang dần bình thường trở lại, nhưng riêng với ngành du lịch, đây vẫn là giai đoạn khó khăn vì tình hình dịch trên thế giới vẫn còn phức tạp, Việt Nam tạm thời chưa mở cửa đón khách quốc tế trở lại.Tại hội thảo Đi tìm diện mạo du lịch an toàn do Thời báo kinh tế Sài Gòn tổ chức sáng 22.10, đại diện một số đơn vị du lịch đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đưa du lịch sớm hồi phục.Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Việt Anh – Trưởng phòng Lữ hành, Sở Du lịch TP.HCM cho biết, vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay là đi du lịch có an toàn hay không. Hiện Sở đang triển khai một số biện pháp để du khách thấy an toàn khi đến TP.HCM tham quan, du lịch.
Nhiều ý kiến đề xuất để đi tìm diện mạo du lịch an toànẢNH: LÊ NGỌC THẢO |
Cụ thể, 5 biện pháp gồm: xác định điểm đến an toàn, dịch vụ an toàn; đẩy mạnh truyền thông; đa dạng, đổi mới các sản phẩm du lịch; tạo điều kiện để người dân trong nước đi du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách triển khai các ứng dụng (app) Việt Nam du lịch an toàn.
Ông Đặng Mạnh Phước – Giám đốc Công ty Outbox Consulting dẫn chứng các số liệu nghiên cứu từ nguồn SkyCanner cho biết trong vòng 6 tháng tới du khách trên toàn thế giới đều sẵn sàng lên đường. Các quốc gia ở châu Âu, Nam Mỹ có lượng khách muốn quay lại du lịch cao nhất. Nhưng Việt Nam có đón nhận họ hay không lại là chuyện khác. Theo ông Phước, đa số du khách cho rằng họ sẽ không đi du lịch nếu phải cách ly tại điểm đến.Cũng tại hội thảo, ông Phan Xuân Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty Du ngoạn Việt cho rằng, bộ quy chuẩn du lịch an toàn cần được xây dựng theo khái niệm “Chúng tôi sạch – Chúng tôi quan tâm – Chúng tôi chào đón”. Trong đó, những quy định đảm bảo sự an toàn của du khách cần được triển khai rõ ràng với từng địa điểm và hoạt động cụ thể.
Hội thảo được tổ chức ngày 22.10 tại TP.HCMẢNH: LÊ NGỌC THẢO |
“Mọi hoạt động đều nên được triển khai online hoặc qua ứng dụng trên thiết bị di động để hạn chế sự tiếp xúc giữa người và người nhất có thể. Ví dụ chúng ta có thể lưu trữ thông tin cá nhân online, thanh toán qua ứng dụng, hạn chế dùng chung bút, giấy, thẻ từ công cộng, hạn chế thủ tục chào đón bắt tay hay ôm hôn…”, ông Xuân Anh đề xuất.Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Trần Minh Hùng, Tổng biên tập nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn bày tỏ hy vọng các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong ngành du lịch sẽ tìm được tiếng nói chung trong việc tham gia chương trình “Sáng kiến điểm đến an toàn”.Chương trình này hướng tới việc các thành viên tự nguyện áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến an toàn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, qua đó thúc đẩy phát triển ngành du lịch an toàn trong trạng thái bình thường mới.
Vấn đề du khách quan tâm hiện nay là đi du lịch có an toàn hay khôngẢNH: GIANG NGỌCSau 2 đợt dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động kinh tế, đời sống của người dân đang dần bình thường trở lại, nhưng riêng với ngành du lịch, đây vẫn là giai đoạn khó khăn vì tình hình dịch trên thế giới vẫn còn phức tạp, Việt Nam tạm thời chưa mở cửa đón khách quốc tế trở lại.Tại hội thảo Đi tìm diện mạo du lịch an toàn do Thời báo kinh tế Sài Gòn tổ chức sáng 22.10, đại diện một số đơn vị du lịch đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đưa du lịch sớm hồi phục.Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Việt Anh – Trưởng phòng Lữ hành, Sở Du lịch TP.HCM cho biết, vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay là đi du lịch có an toàn hay không. Hiện Sở đang triển khai một số biện pháp để du khách thấy an toàn khi đến TP.HCM tham quan, du lịch.
Nhiều ý kiến đề xuất để đi tìm diện mạo du lịch an toànẢNH: LÊ NGỌC THẢO |
Cụ thể, 5 biện pháp gồm: xác định điểm đến an toàn, dịch vụ an toàn; đẩy mạnh truyền thông; đa dạng, đổi mới các sản phẩm du lịch; tạo điều kiện để người dân trong nước đi du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách triển khai các ứng dụng (app) Việt Nam du lịch an toàn.
Ông Đặng Mạnh Phước – Giám đốc Công ty Outbox Consulting dẫn chứng các số liệu nghiên cứu từ nguồn SkyCanner cho biết trong vòng 6 tháng tới du khách trên toàn thế giới đều sẵn sàng lên đường. Các quốc gia ở châu Âu, Nam Mỹ có lượng khách muốn quay lại du lịch cao nhất. Nhưng Việt Nam có đón nhận họ hay không lại là chuyện khác. Theo ông Phước, đa số du khách cho rằng họ sẽ không đi du lịch nếu phải cách ly tại điểm đến.Cũng tại hội thảo, ông Phan Xuân Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty Du ngoạn Việt cho rằng, bộ quy chuẩn du lịch an toàn cần được xây dựng theo khái niệm “Chúng tôi sạch – Chúng tôi quan tâm – Chúng tôi chào đón”. Trong đó, những quy định đảm bảo sự an toàn của du khách cần được triển khai rõ ràng với từng địa điểm và hoạt động cụ thể.
Hội thảo được tổ chức ngày 22.10 tại TP.HCMẢNH: LÊ NGỌC THẢO |
“Mọi hoạt động đều nên được triển khai online hoặc qua ứng dụng trên thiết bị di động để hạn chế sự tiếp xúc giữa người và người nhất có thể. Ví dụ chúng ta có thể lưu trữ thông tin cá nhân online, thanh toán qua ứng dụng, hạn chế dùng chung bút, giấy, thẻ từ công cộng, hạn chế thủ tục chào đón bắt tay hay ôm hôn…”, ông Xuân Anh đề xuất.Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Trần Minh Hùng, Tổng biên tập nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn bày tỏ hy vọng các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong ngành du lịch sẽ tìm được tiếng nói chung trong việc tham gia chương trình “Sáng kiến điểm đến an toàn”.Chương trình này hướng tới việc các thành viên tự nguyện áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến an toàn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, qua đó thúc đẩy phát triển ngành du lịch an toàn trong trạng thái bình thường mới.
Theo báo thanhnien.vn