Chuyện nghề du lịch: Những điều “bí ẩn” ở Triều Tiên

Có dịp đến Triều Tiên vào năm 2018, tôi xin chia sẻ với độc giả một vài “bí ẩn” của quốc gia này mà các bạn cần lưu ý khi đi du lịch.
Một góc thành phố Bình Nhưỡng.

Không tự tách đoàn du lịch và đi lẻ

Nhiều du khách khi đi du lịch luôn mong muốn có thể thỏa sức khám phá và tiếp xúc với người dân địa phương. Song, tại Triều Tiên, bạn chỉ có thể tham quan các địa điểm, mua sắm trong các cửa hàng theo lịch trình tour.

Tất nhiên, du khách phải tham gia các hoạt động này cùng đoàn. Ngoài ra, phải luôn tuân thủ một số nguyên tắc tại nơi công cộng như không huýt sáo, không la hét nơi công cộng.

Chỉ được chụp ảnh ở những nơi được phép

Hướng dẫn viên địa phương sẽ báo trước cho bạn những nơi được và không được phép chụp ảnh trước khi tham quan tại Triều Tiên. Những hình ảnh chỉ chụp một phần của bức tượng lãnh đạo cũng không được chấp nhận. Nếu muốn chụp hình ở khu vực tượng đài, du khách cần lưu ý chụp toàn cảnh bức tượng.

Mùa thu Triều Tiên.

Bên cạnh đó, không được chụp ảnh người dân lao động và quân đội đang thực hiện nhiệm vụ (ngay cả đứng gác). Ngoài phải mặc quần áo lịch sự, du khách không nên tỏ vẻ thiếu tôn trọng với bức tượng các vị lãnh tụ hay bắt chước tư thế của các nhà lãnh đạo Triều Tiên khi chụp hình.

Không được mang theo máy ảnh có khả năng zoom 200-300MM

Máy ảnh tuy được mang theo nhưng ống kính tele có khả năng zoom 200-300mm sẽ bị giữ lại ở cửa khẩu và trả lại khi du khách khi trở lại hoặc bị tịch thu khi bị phát hiện. Chính vì vậy, số lượng hình ảnh của đất nước này được công bố ra thế giới không nhiều.

Hệ thống tàu điện ngầm Bình Nhưỡng được cho là có ga tàu sâu nhất trên thế giới.

Trang phục

Ăn mặc lịch sự, kín đáo khi du lịch Triều Tiên. Đặc biệt, khi tham quan Cung điện mặt trời Kumsusan – nơi đặt thi hài các nhà lãnh đạo quá cố của Triều Tiên Kim Il Sung và Kim Jong Il bạn nên lưu ý mặc trang phục tối màu, giày dép bít mũi chân; không mặc quần jean, kaki, áo voan…

Chùa Pohyon được xây dựng từ thế kỷ 11, là nơi lưu giữ hai báu vật quốc gia của Triều Tiên.

Theo hướng dẫn viên địa phương, bạn nên chọn âu phục khi đến thăm Cung mặt trời Kumsusan.

Tiền tệ và mua sắm

Theo quy định, bạn không được sử dụng tiền tệ quốc gia của Triều Tiên (won) mà thay vào đó là các ngoại tệ khác như đô la Mỹ, euro, nhân dân tệ…

Nhân sâm, huy hiệu hay những con tem lưu niệm… là những thứ bạn có thể mua về làm quà khi du lịch Triều Tiên.

Sân bay quốc tế Sunan.

Internet, điện thoại

Ở Triều Tiên không cho khách du lịch sử dụng internet. Bạn có thể gọi điện thoại quốc tế từ khách sạn và đây là cách duy nhất nếu muốn liên lạc về Việt Nam.

Hãy luôn nhớ phải kiểm tra mức phí với nhân viên khách sạn vì cước gọi sẽ phụ thuộc vào nơi mà quý khách gọi đến và mức phí có thể thay đổi từ 1 đô la đến 7 đô la/phút, tùy quốc gia khách gọi đến.

Nguyễn Phong


Chương trình “Chuyện nghề du dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của các chuyên gia xây dựng tour, đội ngũ hướng dẫn viên trên hành trình dẫn tour; những chia sẻ về kinh nghiệm đi du lịch trong nước, quốc tế, kinh nghiệm trekking, camping, du lịch mạo hiểm… của các chuyên gia – blogger du lịch.
5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn