Chuyện nghề du lịch: Lưu ý đốt lửa trại khi đi du lịch trong rừng

Ai đi cắm trại cũng thích đốt một đống lửa nhỏ bập bùng, vài tia lửa tí tách bay theo gió. Để cảm nhận trọn vẹn cả thiên nhiên, chúng ta có thể ngồi quanh bếp lửa hồng, nấu một nồi cơm nóng, hâm lại phần thịt kho mắm ruốc đem theo, hoặc có thể vừa nướng thịt vừa thưởng thức ly rượu nồng.

Khám phá rừng núi, đặc biệt là cắm trại thu hút rất đông giới đam mê xê dịch bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, yên bình và nhiều bí ẩn, hứa hẹn nhiều trải nghiệm thú vị.

Những đống củi để lại vết cháy đen trên nền đất, có thể làm mất đi sự sống của thảm thực vật xung quanh đó. Có lẽ sau một thời gian dài, khi những cơn mưa đi qua, đám cỏ đã bị cháy đen mới hồi sinh lại.

Nếu nhiều nhóm đốt cùng một nơi, sẽ khiến khu vực đó trở thành khoảng đất chết. Mọi người nên chuyển qua bếp củi, có thể khiến ba lô trở nên nặng và cồng kềnh hơn nhưng sẽ bớt ảnh hưởng tới sự sống của rừng. Đa phần bếp luôn có 2 đáy. Phần đáy phía trên có lỗ để thông khí giúp củi cháy tốt, còn ở khu vực dưới đáy kín hơn, nơi chứa phần củi cháy rụi bị rơi, ít làm ảnh hưởng đến đất.

Loại bếp này có thiết kế giúp lửa tập trung; khi gặp gió lớn, ngọn lửa ít bị tạt nên có thể nấu nhanh hơn. Với những cành cây khô, củi nhỏ có thể bổ củi thành 5-7 khúc vừa đủ để nấu một bữa ăn, cũng như giữ ấm cho những đêm gió lạnh.

Có những ngày mưa, chúng ta phải vất vả di chuyển đồ đạc. Với bếp lửa đang cháy đỏ có thể di chuyển nhẹ mà vẫn giữ lửa tốt. Trong làn khói mờ ảo, bếp lửa đơn sơ để cạnh bên người có thể tỏa nhiệt, mang lại hơi ấm giữa chốn rừng sương muối.

Mọi người cùng nhau nướng đồ ăn và hát hò quanh đống lửa trại.

Nhóm lửa nấu một bữa ăn và trò chuyện cùng nhau sẽ khiến chuyến cắm trại trở nên đầy thú vị và ý nghĩa. Đây được xem là cơ hội để bạn tách ra khỏi cuộc sống bận rộn thường ngày của chốn phố thị xô bồ, náo nhiệt.

Mọi người nên lựa chọn những vật dụng phù hợp cho bản thân và cố gắng ít ảnh hưởng môi trường thiên nhiên. Đôi khi, bản thân có suy nghĩ cứ đốt thoải mái, đám cỏ vẫn có thể mọc lại. Tuy nhiên, nếu nhiều người có hành động như vậy, sẽ không còn gì cho người đến sau. Hãy về với thiên nhiên và gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó.

Phùng Quang Huy


Nhằm tạo sân chơi để những người làm trong lĩnh vực du lịch như hướng dẫn viên, điều hành tour, thiết kế tour, giám đốc du lịch, blogger du lịch, chuyên gia tư vấn du lịch… chia sẻ bài viết, hình ảnh, video về kinh nghiệm đi du lịch trong nước, quốc tế; kinh nghiệm trekking, camping, du lịch mạo hiểm…, Sài Gòn Tiếp Thị và chương trình Sáng kiến Điểm đến an toàn phát động chương trình “Chuyện nghề du dịch”.
Theo đó, chương trình “Chuyện nghề du dịch” sẽ là nơi đăng tải những chia sẻ về kinh nghiệm đi du lịch trong nước, quốc tế, kinh nghiệm trekking, camping, du lịch mạo hiểm… của các chuyên gia – blogger du lịch, chuyên gia xây dựng tour hay đội ngũ hướng dẫn viên trên hành trình dẫn tour…
5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn