Chuyện nghề du lịch: Cách dựng lều vào mùa mưa

Nhiều bạn than vãn viêc lều bị thấm nước khi mưa dầm hoặc mưa lớn, thậm chí một đêm khó ngủ với bộ đồ ẩm ướt hay những giọt nước cứ rơi trong lều. Đôi khi nguyên nhân không phải do lều không tốt mà nằm ở chỗ cách bạn dựng và chuẩn bị lều có tốt không.

Lều có lẽ bắt nguồn từ nhà di dộng của dân du mục sau đó thiết kế đơn giản cho phù hợp dân du lịch bụi. Với bộ khung tháo lắp đơn giản thường là nhôm hoặc sắt và lớp phủ thường bằng vải.

Hiện giờ, theo bản thân tôi thấy lều được chia 2 thể loại: loại nhỏ gọn, lắp ráp nhanh có thể xách tay mang đi bộ, xe đạp hay SUP và loại lớn hơn, nặng và phức tạp thường dùng cho ô tô, du lịch sang chảnh.

Ở bài này, tôi xin chia sẻ những cách chuẩn bị lều tốt cho mùa mưa đối với loại lều nhỏ, gọn dành cho các bạn thích trekking, với bộ khung nhôm nhẹ và tháo ráp nhanh, lớp phủ chống nước tốt thường chọn lều 2 lớp.

Chất liệu lều

Bộ khung hiện tại đa phần được làm từ loại nhôm đặc biệt nhẹ và có độ dẻo, cứng vừa phải để khung có thể uống theo hình dạng thiết kế và vững chãi để tạo dáng cho lều và ít bị biến dạng do đè nén như gió.

Vải lều thường sử dụng chất liệu polyester, nylon hay loại tổng hợp giúp chống thấm, mỏng nhẹ và mau khô. Đây là một số yêu cầu cơ bản của lều cắm trại, càng phát triển tạo dòng vải mỏng hơn, nhẹ hơn và chống nước tốt hơn. Đồng thời tùy hãng sẽ có công nghệ lớp phủ lên vải khác nhau giúp tăng nhiều tính năng chống tia UV, tăng khả năng chống thấm…

Cấu trúc lều thường: khung kim loại, khung lều vải và lớp vải phủ bên ngoài. Ở đây việc chống mưa của lều sẽ phụ thuộc vào đáy của khung lều vải và lớp vải phủ.

Kiểm tra lều trước mưa

Việc chống nước của lều thường phụ thuộc vào:

+ Vải lều: Mỗi loại vải đều có thông số mm chống nước (ví dụ: 4.000mm), số càng cao thì khả năng chống nước càng tốt. Nên khi mua hãy để ý thông số này.

+ Phủ keo đường chỉ: Bất kỳ sản phẩm chống thấm đều có các đường chỉ may, ở đó sẽ được ép lớp keo để nước không ngấm qua đường chỉ.

Thật sự theo cảm nhận của tôi, đối với lều mới mua thì 2 vấn đề trên đều khá tốt cho những trận mưa lớn kéo dài. Nếu có chỉ là mức ngấm nước nhẹ không làm bạn quá khó chịu. Thường vấn đề xảy ra khi sử dụng lều dỏm hoặc lều của bạn sử dụng nhiều hoặc để quá lâu không sử dụng.

Còn việc lều bị ngấm nước thường sẽ do vải lều bị tổn hại hoặc lớp keo bị hư do một số nguyên nhân như:

+ Đáy lều bị rách hoặc lủng (thủng) do để trên nền đất có cành cây, hòn đá hay vật nhọn tác động hoặc mài mòn.

+ Lớp phủ lều có thể bị lủng do bị phơi nắng lâu làm biến tính vải.

+ Lớp keo phủ đường chỉ bị bong do thường xuyên phơi nắng, sử dụng lâu năm hoặc gấp gọn lều khi còn ẩm.

Cách bảo quản lều

Đầu tiên hãy bảo quản lều tốt vì đây là vật dụng quan trọng cho những chuyến đi cắm trại. Nếu không, ngày đẹp trời một cơn mưa ào tới thì đó sẽ thành chuyến đi tồi tệ của bạn.

+ Tránh phơi lều dưới nắng gắt quá lâu. Nến ban ngày trời nắng hãy di chuyển lều vào dưới tán cây hoặc tăng che bên trên lều.

+ Lót một lớp lót đáy và tấm cách nhiệt trong lều trước khi bỏ vật dụng vào lều. Lớp lót đáy giúp giảm bị vật nhọn tác hại đáy lều, bạn nên trang bị thêm một tấm lót thường, bằng hoặc nhỏ hơn đáy lều. Còn tấm cách nhiệt vừa giúp giữa ấm và tránh đồ dùng của bạn làm mài mòn đáy lều.

+ Lều bị ướt phải để khô lều trước khi gấp gọn lều vào trong bao vì lều bị ẩm thời gian dài sẽ làm lớp keo dễ bong và lớp vải dễ bị biến tính.

+ Nếu bị rách hãy mua miếng chuyên dán cho vải lều để bịt lại.

+ Khi lớp keo phủ chỉ bị bong thì có thể tìm một cửa hàng chuyên ép keo hoặc trên mạng có vài cách chỉ tự dán lại. Nhưng lời khuyên tốt nhất là bạn hãy đổi lều mới.

Cách dựng lều vào ngày mưa

Việc lều bị ướt thì vẫn do 2 nguyên nhân là bị thấm từ lớp vải phía trên nhiễu xuống và từ đáy lều thấm lên. Nên phòng trừ những việc đó cần giải quyết như sau:

+ Đối với lớp phủ: Hãy đảm bảo lều được dựng đúng cách: khung lều được căng ra và chốt chặt 4 góc để gió không làm biến dạng. Lớp phủ được kéo căng ra bằng dây móc trên lớp phủ và cọc xuống đất. Việc này giúp nước mưa không bám lâu trên vải mà trôi xuống và nước không thấm vào lớp đáy lều.

+ Đối với lớp vải đáy lều: Thêm lớp lót đáy, kích thước nhỏ hơn đáy lều 2-3cm giúp bảo vệ đáy và giảm lượng nước thấm vào đáy. Lớp lót nhỏ hơn đáy lều để tránh nước chảy vào giữa 2 đáy và lớp lót. Nếu lớp lót lớn hãy gấp xuống dưới cho nhỏ lại hoặc gấp lên trên nhưng phải nằm giữa lớp phủ lều và khung lều, tránh nước chảy vào giữa lớp lót và đáy.

Ngoài ra cần thực hiện thêm những việc khác để giúp bạn trải qua những cơn mưa lớn không sợ bị ướt như:

+ Kiểm tra vị trị đặt lều về độ dốc, lồi lõm của vùng đất, đất mềm hay cứng để tránh lều nằm trên dòng nước mưa chảy hay vùng đọng nước. Nên dựng lều tại vùng đất khô và cao hơn khu vực xung quanh. CỤ thể như:

  • Chọn nơi khuất gió như sau tảng đá lớn hay sau một quả đồi.
  • Né dưới tán cây vì lá cây sẽ gom lượng nước mưa nhiều hơn sẽ nhiễu xuống lều bạn.
  • Xem hướng gió để đưa mặt không có cửa lều theo hướng đó. Khi mở cửa lều không bị mưa tạt vào trong lều.
  • Né xa chỗ dưới chân dốc hoặc gần sông suối vì có thể bị lũ quét.

+ Hãy đào một kênh dẫn nước nhỏ xung quanh lều. Hãy xem độ dốc của chỗ bạn muốn dựng lều, nếu mưa thì dòng nước sẽ chảy theo hướng nào. Đào thành hình chữ U xung quanh để dẫn nước chảy, không chảy vào đáy lều.

+ Dựng một tấm tăng lớn che phủ lều là một cách tối ưu nhất. Nếu trời mưa thì hãy dựng tấm tăng lên trước khi dựng lều.

+ Lót tấm cách nhiệt hoặc tấm lót vào trong lều để tránh ẩm ướt do ngấm từ dưới đáy lên.

+ Giữa lều thoáng khí để tránh việc đọng hơi nước bên trong lều.

+ Cần có một cái khăn thấm nước tốt để lau lều khi có dấu hiệu thấm nước.


Chương trình “Chuyện nghề du dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của các chuyên gia xây dựng tour, đội ngũ hướng dẫn viên trên hành trình dẫn tour; những chia sẻ về kinh nghiệm đi du lịch trong nước, quốc tế, kinh nghiệm trekking, camping, du lịch mạo hiểm… của các chuyên gia – blogger du lịch.

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn