Câu chuyện du lịch: Nhớ lắm những chuyến bay

Trong bối cảnh hiện nay, khó đoán được khi nào bạn lại được lên một chuyến bay để đi du lịch nước ngoài. Nhớ lại những năm trước, các văn phòng của công ty du lịch luôn nhộn nhịp khách mua tour mà xao xuyến.
Khách tham quan Malaysia.

Khi dịch bệnh chưa xuất hiện, tại các sân bay luôn tấp nập người, các chuyến bay đi và đến giữa các quốc gia nối tiếp nhau lăn bánh trên đường băng. Thậm chí, chỉ cần bấm vào Google sẽ tìm ra những chuyến đi “trong mơ” để thăm những ngôi chùa ở Thái Lan, đến Singapore để chụp tấm ảnh với sư tử biển huyền thoại hoặc đến Hàn Quốc đôi khi chỉ vì món kim chi hoặc dạo trên những con phố từng thấy trong những bộ phim.

Đó thường là những chuyến bay đêm, có thể do cách xắp xếp lệch múi giờ và cũng có thể như thế giá của các chuyến bay sẽ rẻ hơn. Sự nao nức trong lần đầu lên một chuyến bay mà hành khách đủ quốc tịch, chuyến bay có thể vài tiếng đồng hồ hoặc dài hơn nửa là cảm xúc không thể quên. Ngay cả khi bắt đầu hạ cánh đến một đất nước nào đó, nhìn qua ô cửa sổ máy bay, tò mò nhìn xuống.

Việc đi lại giữa các nước Đông Nam Á khá dễ dàng vì không cần visa.

Tôi nhớ chuyến bay đưa tôi từ Hà Nội đến Thái Lan của hãng hàng không Thái Lan. Đi Thái Lan và các nước Đông Nam Á không cần visa, cũng không cần phải chứng minh tài sản trong ngân hàng, chỉ đi theo hướng dẫn viên. Đó là chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ, thời gian bay chỉ hai giờ đồng hồ. Nhưng được nhìn các cô tiếp viên của một hãng hàng không nước ngoài, và cả những âm thanh chung quanh rất lạ là đủ vui.

Việc đi du lịch Thái Lan đối với người Việt Nam rất dễ dàng, một phần vì giá rẻ. Cũng có lẽ vì các tour giá rẻ nên các công ty tổ chức tour thường đưa khách ghé vào các điểm mua bán vàng bạc đá quý, các loại thuốc trị bệnh là điều bình thường.

Tôi nhớ khi từ Thái Lan về lại Việt Nam. Điểm chờ là một khu vực nhỏ xíu đến nghẹt cứng khách. Chỉ vì nơi này có rất nhiều vòi nước nóng để khách có thể dùng để nấu mì gói mà ăn trong khi chờ đợi. Nước suối ở sân bay bán 2 đô la Mỹ/chai, tương đương 40.000 đồng nên cũng hơi xót.

Mỗi cung đường bay có một cảm xúc khác nhau và mỗi lần bay cũng rất khác. Thường bay đêm, các hàng bán cà phê hoặc ăn vặt đều đã nghỉ, chỉ còn bạn và những người đồng hành ngồi đợi giữa những gian hàng đã đóng cửa. Những chiếc ghế chờ trong sân bay cũng thưa người, bạn có thể nằm ngủ một giấc đợi chuyến bay.

Mùa thu ở Hàn Quốc.

Tôi nhớ, chuyến bay từ Nha Trang qua Kuala Lumpur vào rạng sáng, khi đến sân bay quốc tế Kuala Lumpur thì mặt trời đã lên. Nhìn xuống thấy toàn là những rừng cọ. Ở chỗ ngôn ngữ bất đồng nên chỉ đi theo hướng dẫn viên và cách nhanh nhất là nhờ mua sim điện thoại để liên lạc với nhau qua zalo.

Tôi nhớ chuyến bay đến Seoul lúc 4:00 sáng (giờ Hàn Quốc), còn sớm nên chúng tôi được đưa đến một điểm tắm nước nóng. Điểm tắm nhỏ với hai khu vực khác nhau cho nam và nữ.  Tôi chọn vào khu vực nằm nghỉ ngơi – ở đây có những chiếc chiếu trải trong ánh sáng mờ mờ, tuyệt đối im lặng.

Tàu đưa khách đến đảo Nami, Hàn Quốc.

Lần trở về là chuyến bay từ sân bay Changi lúc 2:00 sáng. Hai giờ sáng sân bay chỉ còn mấy nơi bán hàng miễn thuế, may mà có một điểm duy nhất bán cà phê. Có lần  cũng ở sân bay Changi, do sân bay rộng mà cổng bay số 184, nên phải đi tàu điện ngầm trong sân bay một đoạn mới tới.

Những chuyến bay đến một nơi nào đó trên hành tình này luôn thú vị và hồi hộp. Hiện nay, những sân bay đã đợi người đi để tiếp tục các cuộc hành trình.

Khuê Việt Trường

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn