Câu chuyện du lịch: Chiếc cổng làng cổ gần 500 năm tại Việt Nam

Đến với làng cổ Đường Lâm, Hà Nội du khách sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình cùng với những ngôi nhà cổ.

Có nhiều lối vào Đường Lâm, Hà Nội nhưng chiếc cổng làng cổ còn lại duy nhất của làng cho đến ngày nay nằm ở thôn Mông Phụ. Đây là một trong những cổng làng cổ nổi tiếng nhất ở Việt Nam, được ví như nơi lưu giữ hồn quê của Xứ Đoài.

Cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ thời Hậu Lê, năm 1553, đời vua Lê Thần Tông. Cũng như nhiều công trình kiến trúc truyền thống khác, phép chọn phương hướng để xây cổng làng bị chi phối bởi thuật phong thủy.

Cổng làng Mông Phụ được coi là cổng chính của Đường Lâm, quay mặt về hướng Đông Nam, chếch phía Tây là núi Tổ (núi Tản Viên). Có thể thấy, ý thức dựng làng, giữ làng để phát triển cho đời sau đã đi vào tâm thức của biết bao thế hệ người dân xứ Đoài.

Cổng làng Mông Phụ là một công trình quan trọng trong quần thể di tích của Đường Lâm, được kết hợp hài hòa với đường làng, cây đa, giếng nước, ao đình, lũy tre xanh và cánh đồng lúa mênh mông. Bao quát quanh cổng là một không gian rộng và thoáng

Với những người con Đường Lâm làm ăn nơi xa, lâu ngày trở lại thăm quê, nhìn thấy cây đa làng thấp thoáng từ xa, họ đã thấy tâm hồn nhẹ nhõm vì biết sắp về đến mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình.

Cổng làng cổ Đường Lâm. Ảnh: DL

Cổng làng Mông Phụ được dựng theo kiểu thượng gia hạ môn (trên là nhà, dưới là cổng). Tường của cổng làng được làm từ đá ong. Hai cánh cổng được làm từ gỗ lim. Cổng làng Mông Phụ có trụ đỡ mái và đầu nóc, bên trong có khung gỗ, kèo, hoành, rui.

Cổng làng từ lâu đã trở thành một công trình văn hóa đặc sắc và luôn tồn tại trong tâm khảm của người Việt như là một biểu tượng của văn hóa cộng đồng. Gần nửa thiên niên kỷ đã trôi qua nhưng những dấu ấn của lịch sử – văn hóa của Đường Lâm xưa vẫn còn in đậm nơi cổng làng như một nét đẹp của văn hóa dân tộc.

Trần Hiếu

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn