Câu chuyện du lịch: Chàng trai xứ Nẫu và hành trình khám phá Việt Nam

Trong những chuyến đi, anh Đặng Văn Hải được tiếp xúc với con người, ẩm thực, văn hoá của mỗi vùng đất, qua đó sống lạc quan và tích cực hơn. Với anh, có những thứ chỉ xem qua hình ảnh sẽ khó có thể cảm nhận được hết mọi thứ.

 Cảm hứng khám phá Việt Nam từ những thước phim trên tivi

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, anh Đặng Văn Hải sinh năm 1993, là người con của vùng đất Phù Cát, tỉnh Bình Định, cho biết khi còn nhỏ được xem cảnh đẹp ở Việt Nam qua những thước phim trên màn ảnh tivi đã khiến anh ấp ủ ý định khám phá hết các nẻo đường đất nước.

Vào năm 2012 khi còn là sinh viên đang theo học tại Quy Nhơn, Bình Định anh đã có những chuyến đi đầu tiên cho bản thân mình. Để chuẩn bị tốt cho những chuyến đi, anh Hải đã tham gia những nhóm phượt và tìm hiểu kỹ kinh nghiệm từ các thành viên trong đoàn.

Anh Đặng Văn Hải khám phá hết 63 tỉnh thành Việt Nam năm 2015.

“Tranh thủ những ngày nghỉ, mình bắt đầu hàng trình của bản thân bằng xe gắn máy, đầu tiên là những tỉnh lân cận như Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Sau đó là những chuyến đi đến Hà Nội, Tây Bắc… và mình đi hết 63 tỉnh thành Việt Nam vào năm 2015”, anh Hải chia sẻ.

Theo anh Hải, mỗi nơi anh đặt chân đến đều có những nét đặc trưng riêng về phong cảnh, bản sắc văn hoá, ẩm thực… nhưng để lại ấn tượng nhất cho anh vẫn là miền cao Tây Bắc. Tại đây, bản sắc văn hoá rất đa dạng, nhiều món ăn đặc trưng mà những nơi khác không có, trang phục người đồng bào đẹp, phong cảnh hùng vỹ và người dân rất thân thiện.

“Tại một vài địa điểm đặc biệt mình sẽ xin ở lại nhà dân, mua đồ về nấu ăn, để ghi lại những hình ảnh về cuộc sống, công việc của họ và sáng sớm thì săn ảnh bình minh, cảnh thiên nhiên”, anh nói.

Ghi lại hành trình bằng nhật ký ảnh, video.

Sau mỗi điểm đến, trong anh càng đọng lại những ấn tượng khó phai về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Đặc biệt vào năm 2020, anh Hải có một chuyến đi khiến nhiều người phải mơ ước khi được hòa mình trong cuộc sống của biển khơi với chuyến đi 24 ngày trên biển bằng hành trang là chiếc máy ảnh, máy quay phim.

“Hành trình bắt đầu từ cảng Bến Đá, Vũng Tàu tàu di chuyển về hướng lãnh hải của Malaysia, Indonesia rồi chạy dọc về miền Trung và quay đầu trờ về lại Vũng Tàu. Trước đây mình nghe nói nghề biển rất khổ, hôm nay mình được đi trực tiếp cùng tàu đánh cá mới thấu được sự gian nan, hiểm nguy của ngư dân như thế nào”, anh Hải chia sẻ.

Kho dữ liệu hình ảnh, video khủng sau các chuyến đi

Từ nơi rừng già đến đầu ngọn sóng biển anh đều đi và quay lại để lưu lại kỷ niệm của tuổi trẻ. Sau đó anh kết hợp những chuyến đi để bắt đầu sáng tác về ảnh, quay những video ngắn mang tính nghệ thuật hơn.

“Để chuyên nghiệp hơn mình đã học thêm một số kiến thức về nhiếp ảnh nghệ thuật. Đến nay, mình sở hữu kho dữ liệu hình ảnh với hơn 70 bộ ảnh và video về phong cảnh, văn hóa đặc sắc nổi tiếng cả nước”, anh Hải nói.

Hình ảnh lung linh của TPHCM về đêm được anh Hải chụp.

 

Hình ảnh chèo thuyền Sup trên biển.

Anh Hải cho biết với kho dữ liệu tầm 10TB đó anh sẽ sử dụng dần và chia sẻ những chuyến đi đó lên kênh youtube của bản thân. Việc đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, nhiều nền văn hoá trên những chuyến đi, với những câu chuyện của họ, để thấy được những khó khăn mà họ đã trải qua, những nỗ lực của người khác.

“Nó như nguồn truyền cảm hứng cho mình phấn đấu hơn cho sự nghiệp hiện tại và tương lai sau này. Có những thứ mà xem qua hình ảnh không bao giờ cảm nhận được”, anh nói thêm.

Vẻ đẹp tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn qua ống kính của anh Hải.

Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Hải cho biết vẫn sẽ định hướng phát triển theo hướng nghệ thuật về ảnh và video đặc biệt nhất sẽ là dự án một loạt video về 15 ngọn núi cao nhất Việt Nam.

“Tính tới hiện tại thì mình đã quay được 4 núi trong 15 đỉnh núi nhưng vẫn chưa phát những video đó lên kênh youtube của mình. Khi nào quay đủ 15/15 mình sẽ đăng tải để mọi người có thể ngắm nhìn Việt Nam qua màn ảnh”, anh Hải chia sẻ.

Minh Hoàng

Ảnh, video do nhân vật cung cấp

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn