Cần thúc đẩy chuyển đổi số để bắt kịp thị trường

Trước ảnh hưởng của Covid-19 nhiều doanh nghiệp du lịch đóng cửa, tam ngưng hoạt động. Tuy nhiên đây cũng là thời cơ để các doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số có chiến lược mô hình kinh doanh mới để tạo ra sản phẩm gia tăng mới.

Chuyển đổi số trở thành yếu tố quyết định để một doanh nghiệp du lịch có tồn tại được hay không. Ảnh: vietiso.com

Trong chương trình Chat với doanh nhân du lịch đã được phát livestream trên fanepage Sài Gòn Tiếp Thị chiều ngày 29-7 vừa qua, ông Đặng Mạnh Phước, đồng sáng lập và cũng là CEO Outbox, cho biết chuyển đổi số nói riêng hay cuộc cách mạng lần thứ 4 là xu hướng tất yếu của ngành kinh tế nói chung và của ngành du lịch nói riêng.

Chuyển đổi số là yếu tố tất yếu

“Việc chuyển số như sự tất yếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường”, ông Phước nói. Covid-19 xuất hiện đã đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn. Theo ông Phước, đây là thời điểm, thời cơ để chuyển đổi số vì không phải bận việc phục vụ du khách và không chạy theo câu chuyện kinh doanh hằng ngày.

Theo nhận định các chuyên gia du lịch, những tổ chức du lịch trên thế giới, các doanh nghiệp du lịch cần chuyển đổi số ở thời điểm hiện tại nếu muốn đón nguồn khách quay trở lại thị trường trong tương lai.

Du khách trải nghiệm ứng dụng du lịch thông minh tại Trung tâm Thông tin du lịch làng nghề Bát Tràng. Ảnh: hanoimoi.com.vn

Tuy nhiên, ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc công ty du lịch Duy Nhất Đông Dương, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, cho rằng những doanh nghiệp du lịch quy mô vừa và nhỏ ở miền Trung, việc chuyển đổi số còn rất chậm.

Theo ông Thủy, trước khi Covid-19 xuất hiện, mọi người mãi mê tìm hướng kinh doanh và duy trì hoạt động kinh doanh truyền thống, chưa có sự sẵn sàng chuyển đổi số. Khi Covid-19 xuất hiện, mọi người hụt hẫng khiến việc chuyển đổi số khó có thể xảy ra.

Ông Phước cho biết thêm, một trong những lý do chính là phần lớn doanh nghiệp du lịch Việt Nam là du lịch vừa và nhỏ, kinh doanh theo mô hình truyền thống và phục vụ là chính. Đây là rào cản rất lớn khiến doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi số.

Theo ông Phức, khó khăn ở trình độ phát triển. Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây được xem là điểm đến quan trọng của khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, so với vài quốc gia trong khu vực như Singapore, Thái Lan thì trình độ phát triển du lịch Việt Nam còn hạn chế.

“Khoảng cách và cách thức sẽ hình thành tư duy kinh doanh ở tại thời điểm đó. Du lịch Việt Nam kinh doanh phần lớn dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có nên khi không khi có khủng hoảng thì chúng ta gặp khó khăn rất lớn so với nhiều nước trong khu vực”, ông Phước nói thêm. Ngoài ra, chậm chuyển đổi số sẽ là rào cản trong việc tiếp cận thị trường.

Bên cạnh đó, theo ông Phước, khi phát triển du lịch công nghệ thì đòi hỏi nhân sự phải được đào tạo về thị trường kinh doanh dữ liệu, thậm chí công nghệ để tối ưu hóa kế hoạch.

Du khách sử dụng hệ thống thuyết minh tự động tham quan Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Ảnh: hanoimoi.com.vn

Theo các chuyên gia nhận định chuyển đổi số bắt đầu là chuyển đổi tư duy từ quản lý đến đội ngũ nhân sự các cấp trong một doanh nghiệp. Để chuyển đổi số thì chuyển đổi tư duy, thay đổi cách làm truyền thống, làm quen với ứng dụng để thấu hiểu khách hàng, phải dựa vào dữ liệu để ra quyết định.

Đã có những địa phương áp dụng

Trong chương trình, các diễn giả cho biết một số địa phương ở miền Trung cũng đẩy mạnh chuyển đổi số như Thừa Thiên Huế đã nhờ tập đoàn thiết lập các nền tảng để một số công ty du lịch ứng dụng thông minh cho du khách hay Hiệp hội du lịch Quảng Nam ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch nhưng gắn với văn hóa bản địa.

Hồi tháng 3-2021, Quảng Nam cũng đã tổ chức buổi tọa đàm “Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Nam”. Ảnh: baoquangnam.vn

Theo ông Thủy, mỗi điểm đến đang xây dựng cho mình một định vị khác nhau để nó không bị trùng lặp, trong đó nổi bật là cụm du lịch Huế – Đà Nẵng – Hội An. Tuy nhiên, Quảng Nam chưa khai thác hết về không gian du lịch.

Cũng theo ông Thủy, Quảng Nam đã làm hội thảo chuyển đổi số trên nền tảng kết hợp di sản văn hóa bản địa nhưng chủ yếu ở khía cạnh định hướng.

Quảng Nam có nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số nhưng họ cứ loay hoay không biết đầu tư thế nào, công nghệ thế nào, không biết làm thế nào tạo mô hình du lịch mới trên nền tảng chuyển đổi số.

Đó là những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ về đầu tư, tài chính, nguồn lực nhân thức chuyển đổi số. Cho nên cần cụ thể hóa hơn, cần sự ủng hộ tất cả các ngành đặc biệt là những trưởng ngành trong du lịch.

Tuy nhiên, ông Phước cho rằng, nếu không có phương án chuẩn bị tốt, nguy cơ quá tải du lịch có thể xảy ra khi hết dịch.

“Thị trường du lịch thế giới phục hồi vì sức mua bị dồn nén sau 2 năm sẽ bung ra rất lớn, nếu các cơ sở du lịch, các cụm du lịch không có phương án chuẩn bị cho làn sóng này thì nó sẽ sẽ tạo nên sự quá tải. Đặc biệt ở những địa phương đã có dấu hiệu quá tải trước đây như Hội An”, ông Phước nói.

Các chuyên gia cũng cho biết, một trong những xu hướng phát triển khách du lịch ở tương lai được dự báo là xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm. Khách du lịch sẽ không mua hay tìm kiếm sản phẩm du lịch theo kiểu đại trà như trước đây.

Nguyễn Nam lược ghi

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn