Cồn Hô, “viên ngọc thô” đậm chất Nam bộ

Là điểm tham quan còn khá mới mẻ ở Trà Vinh và được xây dựng theo mô hình du lịch “tự thân”, Cồn Hô đã mở ra một không gian sống xanh đúng chất với hoài niệm về Nam bộ của những thập niên trước.

 

Cồn Hô, một vùng đất mà ở đấy không điện, không đèn, không ồn ào, không tất bật, chậm rãi, từ tốn đưa du khách về với những năm tháng của vùng quê thanh bình, yên ả.

 

Cồn Hô – “Viên ngọc thô” đậm chất Nam Bộ. Ảnh: Lê Thanh Lượng

Mặc dù chỉ có diện tích 25 héc ta và nằm giữa lòng sông Cổ Chiên, nhưng Cồn Hô (thuộc xã Mỹ Đức, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều lợi thế về tài nguyên phù sa cùng hệ sinh thái phong phú. Từ những món quà vô giá mà Cồn Hô dần trở thành “viên ngọc thô” để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm khám phá.

Quả thật khi đến với Cồn Hô, du khách dường như lạc vào một ốc đảo thanh bình với quanh quanh là những mảng xanh tươi tốt, những nẻo đường mộc mạc thôn quê, những cây, những trái sai trĩu cả cành hay thoang thoảng mùi thơm của hoa, của lá. Và đâu đó là tiếng rì rào của hàng dừa rợp bóng, tiếng kêu vang của những chú chim hay tiếng cười đùa của người dân trên “đảo”.

 

Người dân Cồn Hô luôn sống hòa thuận với tự nhiên và trân quý những giá trị văn hóa truyền thống. Ảnh: Lê Thanh Lượng

Ban ngày là thế, còn về đêm, Cồn Hô mở ra một không gian với man mát hoài niệm và ẩn chứa chút gì đó thinh lặng đến nao lòng. Và dù không có lấy ánh đèn điện, nhưng người dân trên cồn đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách.

Đó là chiếc đèn dầu với tia sáng le lói, bập bùng, mềm mỏng và dễ vụt tắt trước gió. Ánh đèn le lói ấy như thể đưa người ta về với những năm tháng phố thị còn đằm mình dưới đêm tối hay phải chăng nói lên hy vọng của người dân trên cồn tuy thiếu thốn nhưng vẫn mạnh mẽ “rực cháy” từng ngày.

Nằm tách biệt với những ồn ào nơi đất liền nên Cồn Hô đã đi lên từ mô hình du lịch tự thân và phát triển theo quy luật “thuận thiên” bao năm qua. Có thể vì thế mà người dân trên cồn luôn sống hòa thuận với tự nhiên và trân quý những giá trị văn hóa truyền thống, những tinh hoa dân tộc đã được cha ông truyền lại từ bao đời.

 

Hàng chục năm qua, Cồn Hô vẫn là nơi lưu giữ nhiều giá trị nguyên vẹn. Ảnh: Lê Thanh Lượng

Quả thật đến với Cồn Hô là đến với bao hoài niệm, có thể đó là những mẻ bánh nóng hổi mới hấp, những miếng cóc, miếng ổi quệt với ít muối mặn cho đỡ chua, những cây cầu khỉ bắt ngang sông đầy “rùng rợn” hay giản đơn hơn là những trò chơi dân gian mà chốn thị thành không còn lưu giữ…

Hàng chục năm qua, Cồn Hô vẫn là nơi lưu giữ nhiều giá trị nguyên vẹn, vẫn còn đó con đò đưa các em học sinh qua sông tìm cái chữ, vẫn còn đó chiếc đèn dầu hiu hắt ánh sáng len lỏi giữa đêm khuya, vẫn còn đó những câu ca cười đùa đầy chân chất. Cồn Hô đơn giản chỉ thế, nhưng đâu đấy là những điểm cuốn hút, hấp dẫn và độc đáo của của một nền văn minh miệt vườn dường như đang ẩn hiện trên vùng đất này.

 

Lê Thanh Lượng

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn