Chèo SUP sau giãn cách: Sài Gòn trong trái tim tôi

Sau cơn mưa, trời bỗng hóa cầu vồng. Cơn mưa đại dịch vừa qua kéo dài hơn bốn tháng, cả Sài Gòn gần như kiệt quệ và tôi cũng thế. Ngày mà lệnh phong thành được gỡ bỏ cũng chính là lúc tôi được sống lại với niềm đam mê thể thao bất tận của mình, chèo SUP trên sông là một bộ môn chinh phục cũng như khám phá, hòa mình vào hơi thở của thiên nhiên.

 

 

Với tôi, chèo SUP không quá mạo hiểm như trekking hay climbing, cũng không quá ồn ào và mãnh liệt như bộ môn lướt ván. Chèo SUP không cho mình cái cảm giác chinh phục thiên nhiên hùng vĩ, nhưng giúp ta hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận sự hòa nhịp của bản thân vào hơi thở của sông nước, đất trời.

Không quá khó, chỉ vài buổi training ngắn ngủi là bạn có thể thỏa sức vi vu, tôi cùng đồng đội của mình thường xuyên chọn sông Sài Gòn là địa điểm chèo SUP vào những dịp cuối tuần.

 

 

Nếu bạn nghĩ rằng để thư giãn ở Sài Gòn chẳng có gì ngoài những trung tâm mua sắm, khu vui chơi – giải trí sầm uất… thì có lẽ bạn chưa một lần thử cái cảm giác thả mình trên chiếc ván SUP trôi nhẹ trên dòng sông tĩnh lặng, ngắm nhìn những tòa nhà chọc trời dưới bóng râm của những rặng dừa nước, gốc bần dọc bờ sông Sài Gòn thơ mộng.

 

 

Không mạnh mẽ, nguy hiểm đầy thách thức như sông Đà, cũng không trầm mặc, cổ kính, hữu tình như nàng thơ sông Hương, sông Sài Gòn dưới cái nhìn của tôi như một cô gái miền Tây hiền lành, chân chất đang dang đôi tay ôm lấy Sài Gòn hoa lệ, chở che một cách ấm áp vô điều kiện.

 

 

Lướt nhẹ mái chèo theo dòng chảy, sông Sài Gòn như khoác lên mình một chiếc đầm dạ hội không quá kiêu sa nhưng mặn mà quyến rũ, cùng chúng tôi nhảy điệu slow tình tứ theo từng nhịp sóng lăn tăn êm dịu, tôi cảm nhận sâu sắc sự lưu luyến và hiếu kỳ cho người đến, càng khó quên hơn cho kẻ đi.

 

 

Nếu có thể, bạn nên một lần trải nghiệm cảm giác chèo SUP trên sông Sài Gòn để cảm nhận, để tìm lại cái bản chất hoang sơ của bản thân tưởng chừng như đã bị chôn vùi bởi những bộn bề, hối hả của cuộc sống chốn thành thị. Biết đâu được, bất cứ lúc nào hay có thể chỉ sau ngày mai thôi cô gái miền Tây chân chất kia đã kịp thay chiếc áo lụa màu xa lạ cho kịp mốt mới.

 

NhungKate Nguyen

 

Sài Gòn Tiếp Thị phát động chương trình “Chèo SUP sau giãn cách”. Chương trình sẽ là nơi đăng tải những câu chuyện, kinh nghiệm của bản thân, người thân hoặc bạn bè về những khó khăn và thuận lợi trong quá trình làm quen, tham gia môn chèo SUP, giới thiệu các cung chèo SUP ở TPHCM và các tỉnh, thành phố khác trên mọi miền đất nước.
Để tham gia chương trình, bạn đọc gửi thông tin trực tiếp đến tòa soạn tổ chức qua email admin@sgtiepthi.vn, ghi rõ chủ đề: “Chèo SUP sau giãn cách”_ tên tác phẩm hoặc truy cập vào facebook Sài Gòn Fit và Sáng kiến Điểm đến an toàn để đăng tải thông tin, hình ảnh, video clip do bản thân hoặc đồng nghiệp thực hiện.

 

5/5

THƯ MỜI THAM GIA “Sáng kiến điểm đến an toàn”

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó xu hướng du lịch ít tác động đến môi trường được du khách tìm đến ngày một nhiều, đặc biệt là các điểm đến thân thiện với môi trường để du khách được nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Do đó, ngành du lịch đặt ra thách thức mới đó là các điểm đến phải tự giác áp dụng các quy chuẩn vận hành du lịch xanh, an toàn hướng đến phát triển bền vững.

Với mục đích là cầu nối để các thành viên hợp tác và cung cấp các dịch vụ du lịch xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn. Chương trình sẽ tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong liwnxh vực du lịch như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… cùng chung mục tiêu xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp, du khách nhận diện các điểm đến an toàn.

Sau gần 3 năm hoạt động, Sáng kiến Điểm đến An toàn đã nhận được sự đồng hành của hàng trăm tổ chức và cá nhân, thực hiện được nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính tính lâu dài.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn là tên gọi chung của một cơ quan báo chí gồm ba ấn phẩm tiếng Việt (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị); hai ấn phẩm tiếng Anh (Saigon Times Weekly và The Saigon Times); hai tổ chức phi lợi nhuận (Saigon Times Club và Saigon Times Foundation) và chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

– Chị Ngọc Khuyến: 0706422412
Email: diemdenantoan@kinhtesaigon.vn